Xu thế dòng tiền: Có nên “đu” cổ phiếu ngân hàng?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 10/5/21.

  1. Xu thế dòng tiền: Có nên “đu” cổ phiếu ngân hàng?

    Xu thế dòng tiền: Có nên “đu” cổ phiếu ngân hàng?

    LIÊN HỆ (222 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 10/5/21 lúc 08:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hiện tượng bùng nổ giao dịch với nhóm cổ phiếu ngân hàng là điều bất ngờ nhất tuần qua. Các chuyên gia có những đánh giá trái chiều…
    [​IMG]



    Các cổ phiếu ngân hàng hút tiền, về cơ bản, được các chuyên gia nhìn nhận là có yếu tố hỗ trợ. Kết quả kinh doanh tích cực, yếu tố hỗ trợ từ chính sách hứa hẹn lợi nhuận sẽ tiếp tục được củng cố trong quý 2. Thậm chí đà tăng trưởng trung hạn vẫn là cơ sở để đánh giá lạc quan về triển vọng của nhóm ngành này.

    Tuy nhiên vẫn có các ý kiến đánh giá thận trọng về bản chất của diễn biến bùng nổ nói trên. Yếu tố ảnh hưởng đáng chú ý nhất là khi xuất hiện kết quả kinh doanh, cổ phiếu ngân hàng đã có một nhịp điều chỉnh. Dòng tiền được cho là đã thoát ra khỏi nhóm này, nhưng thị trường chung lại phân hóa quá mạnh và không đem lại cơ hội rõ rệt nào. Do đó dòng tiền lại quay trở về với các mã ngân hàng.

    Mặt khác tuy hầu hết các cổ phiếu ngân hàng tuần qua đều thanh khoản lớn, nhưng đà tăng giá lại không giống nhau. Chỉ có số ít cổ phiếu tăng trưởng mạnh, trong khi phần còn lại tương đương ngưỡng điểm số thấp hơn của VN-Index. Ngoài ra đà tăng của cổ phiếu ngân hàng không lan tỏa trong nội bộ nhóm ngày cũng như lan tỏa ra thị trường. Do vậy có yếu tố đầu cơ nhiều hơn trong biến động tuần qua.

    Nguyễn HoàngVnEconomy

    Thanh khoản tuần qua đã có cải thiện đúng như kỳ vọng của anh chị, nhưng diễn biến hầu như chỉ tập trung vào cổ phiếu ngân hàng. Cách đây vài tuần, kết quả kinh doanh lẫn Thông tư 03 đều tích cực, cổ phiếu ngân hàng lại giảm, nhưng tuần qua lại thu hút dòng tiền khổng lồ. Anh chị có lý giải nào cho hiện tượng này?

    [​IMG]

    Cần nhìn rõ hơn là cổ phiếu ngân hàng tăng nhưng tập trung ở 1 số ít mã, không hề có tính lan tỏa lớn tới toàn ngành khi một loạt các cổ phiếu hàng đầu đầu lại không tăng giá mà thậm chí giảm, một số cổ phiếu tầm trung cũng có những 1,2 phiên kéo rồi sau đó giảm trở lại vùng xuất phát. Ở đây cho thấy nhiều cổ phiếu tăng vì tính chất đầu cơ nhiều hơn.

    Ông Lâm Gia Khang


    Ông Ngô Quốc HưngChuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

    Về thanh khoản, mức tập trung vốn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần đầu tháng 5 lên tới 46% so với mức bình quân trong tháng 4 là 33% và bình quân kể từ đầu năm là 31%. Về xu hướng giá cổ phiếu, có sự phân hóa và có thể chia thành 2 nhóm: nhóm ngân hàng quốc doanh và nhóm ngân hàng tư nhân. So với thời điểm đầu tháng 4 khi chỉ số VN-Index chính thức vượt ngưỡng 1.200 điểm, chỉ có vài cổ phiếu tăng mạnh như VPB (+34%), LPB (+24,2%), TCB(+14,7%),… thì cũng có cổ phiếu hiện giá đang tương đương với thời điểm VN-Index ở 1.200 điểm hoặc thấp hơn như VCB(+ 0,1%), CTG (+6,7%), BID(-7,5%),…

    Theo tôi nhìn chung, nhóm cổ phiếu tăng giá là nhóm đang có “câu chuyện” riêng bên cạnh triển vọng ngành được hưởng lợi từ: Đòn bẩy chính sách, dòng tiền từ các quỹ ETF, thanh khoản cao hay xu hướng đầu tư vào cổ phiếu mang tính chu kỳ.

    Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong vài tuần trở lại đây đón nhận nhiều động lực tăng trưởng mạnh từ mùa báo cáo lợi nhuận khả quan, các số liệu vĩ mô tích cực, các chính sách hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước, hay một số động lực tăng trưởng riêng ở từng ngân hàng liên quan đến thông tin thoái vốn công ty con, bán cổ phần cho đối tác chiến lược, tăng vốn, trả cổ tức, kế hoạch kinh doanh lạc quan… Theo đó, mặt bằng giá cổ phiếu nhóm ngành này đã có sự bứt tốc mạnh mẽ và là ngành dẫn dắt chính cho thị trường chung trong thời gian qua.

    Với sự vận động tích cực của dòng tiền trên thị trường ở thời điểm hiện tại, đà tăng ở nhóm ngành ngân hàng có đan xen các nhịp nghỉ, điều chỉnh để giải tỏa áp lực chốt lời là điều có thể hiểu được, đặc biệt trong bối cảnh các thông tin về dịch Covid-19 tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư. Dù vậy, với việc đà tăng ở ngành này được hỗ trợ tốt bởi các yếu tố cơ bản trung dài hạn, tôi vẫn duy trì đánh giá lạc quan về triển vọng cổ phiếu ngân hàng.

    Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng với một số nhóm cổ phiếu khác như Thép chẳng hạn, đang là những nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền lớn nhất.

    Rõ ràng, dưới quan điểm của các nhà đầu tư không có nhóm cổ phiếu nào thực sự hấp dẫn cũng như an toàn hơn các cổ phiếu này, chưa kể kết quả kinh doanh 2020, quý I/2021 cũng như dự báo của của năm 2021 lại khá ấn tượng. Điều này có thể lý giải tại sao việc các cổ phiếu ngân hàng lại thu hút sự quan tâm của dòng tiền lớn.

    Ông Nguyễn Việt QuangGiám đốc giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

    Trước đó nói đúng hơn là cổ phiếu ngân hàng có nhịp điều chỉnh nhẹ trước vùng đỉnh cũ. Mặt khác tuần trước là tuần dính trước kỳ nghỉ lễ nên tâm lý nhà đầu tư thận trọng, dòng tiền khá yếu. Tuần này tuy bùng dịch nhưng tin dịch có lẽ là thông tin xấu nhất rồi, cũng như VPB khởi đầu tăng mạnh cả thanh khoản cũng như giá sau đó là TCB nên thu hút dòng tiền lớn vào các ngân hàng tư nhân có kết quả kinh doanh tốt.

    [​IMG]

    Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, với đại diện là rổ chỉ số VN30 đã tăng trưởng vượt trội so với thị trường chung. Tôi đánh giá xu hướng này sẽ tiếp diễn trong 1 vài quý tới, và việc phân bổ vốn vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ở thời điểm hiện tại vẫn là lựa chọn hợp lý.

    Ông Trần Đức Anh


    Ông Lâm Gia KhangPhụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank

    Theo tôi hành động của các nhà đầu tư phụ thuộc khá lớn vào thời điểm thông tin được công bố. Khi Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 03, nhà đầu tư đã có những kỳ vọng về mức tăng trưởng lợi nhuận lớn của ngành ngân hàng trong năm 2021 nhờ giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả kinh doanh quý I đã phản ánh kỳ vọng này, dẫn đến hiện tượng “tin ra là bán”.

    Tuy vậy, dòng tiền sau khi thoát khỏi nhóm ngân hàng vẫn chưa tìm ra địa chỉ mang lại mức lợi nhuận tốt hơn và có hiện tượng trở lại trong tuần vừa qua, giúp cổ phiếu nhóm này ghi nhận mức tăng vọt cả về thanh khoản lẫn thị giá.

    Tuy nhiên cần phải nhìn rõ hơn là việc cổ phiếu ngân hàng tăng nhưng tập trung ở 1 số ít cổ phiếu, không hề có tính lan tỏa lớn tới toàn ngành khi một loạt các cổ phiếu top đầu lại không tăng giá mà thậm chí giảm, một số cổ phiếu tầm trung cũng có những 1,2 phiên kéo rồi sau đó giảm trở lại vùng xuất phát.

    Ở đây cho thấy nhiều cổ phiếu tăng vì tính chất đầu cơ nhiều hơn khi không lan tỏa được tới các cổ phiếu toàn ngành bất chấp sự hưởng lợi nếu có là chênh nhau không quá nhiều.

    Nguyễn HoàngVnEconomy

    Hiện tượng phân hóa về giá khiến VN-Index hầu như chỉ dao động đi ngang hơn một tháng nay. Tuy vậy có những nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh hơn thị trường, nhóm khác lại điều chỉnh mạnh. Theo anh chị nhà đầu tư lúc này nên phân bổ vốn vào các mã tăng mạnh hay chờ đợi bắt đáy các cổ phiếu điều chỉnh?

    Ông Nguyễn Việt QuangGiám đốc giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

    Theo tôi việc mua đuổi cổ phiếu hay bắt đáy rủi ro đều như nhau. Hiện tại nhà đầu tư cần phải bình tĩnh nhìn tổng qua thị trường, các mã cổ phiếu tăng trưởng và tìm các điểm mua ở vùng hợp lý như vậy sẽ an toàn và mang lại lợi nhuận tốt.

    Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

    Hiện tượng phân hóa trên thị trường ở thời điểm hiện tại hoàn toàn phản ánh các chuyển biến cơ bản của doanh nghiệp trong mùa báo cáo lợi nhuận quý 1 vừa qua.

    Cụ thể hơn, trong khi nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn, với ưu thế về quy mô, thị phần chi phối, tiềm lực tài chính mạnh, quan hệ chặt chẽ với đối tác lâu năm.. đã nhanh chóng quay trở lại xu hướng tăng trưởng, đặc biệt ở một số ngành như ngân hàng, thép, công nghệ thông tin… thì nhóm doanh nghiệp vốn hóa vừa và nhỏ lại có kết quả kinh doanh không thực sự khả quan với các số liệu thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc phục hồi từ tác động của dịch Covid-19.

    Theo đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, với đại diện là rổ chỉ số VN30 đã tăng trưởng vượt trội so với thị trường chung. Tôi đánh giá xu hướng này sẽ tiếp diễn trong 1 vài quý tới, và việc phân bổ vốn vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ở thời điểm hiện tại vẫn là lựa chọn hợp lý bất chấp mặt bằng giá cổ phiếu đã tăng mạnh.

    [​IMG]

    Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục còn dư địa tăng trưởng thì nhóm bất động sản và chứng khoán cũng rất đáng lưu ý, đặc biệt là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ siêu chu kỳ tăng của giá hàng hóa cơ bản như: khai khoáng, dầu khí, gỗ, cho tới các hàng hóa nông nghiệp.

    Ông Ngô Quốc Hưng


    Ông Lâm Gia KhangPhụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank

    Mức phân bổ vốn theo tôi phụ thuộc vào khẩu vị và khả năng chịu đựng rủi ro và khung thời gian nắm giữ của mỗi nhà đầu tư.

    Tuy nhiên có 1 điều lưu ý các nhà đầu tư là đây là thời điểm canh bán nốt lượng hàng đang nắm giữ với những cổ phiếu tăng kỉ lục thời gian qua. Tương lai từ tháng 5 đến cuối tháng 6 là thời điểm đầy bất trắc của thị trường trống thông tin sau 1 quãng tăng lớn, của 1 thị trường tiềm ẩn rủi ro thay đổi chính sách về lãi suất, các gói kích thích tiền tệ trước những con sóng đầu cơ thái quá lan tỏa khắp thế giới và của cả 1 dự phóng các con số vĩ mô về lạm phát… cao đột biến so với cùng kì thấp 2020.

    Đây là thời điểm các nhà đầu tư tuyệt đối cần thận trọng, tuyệt đối tránh tâm lý giảm là mua ở thời điểm đỉnh điểm hiện tại bởi những cú bắt dao rơi từ đỉnh cao thậm chí còn có hệ quả tàn khốc và hoảng loạn hơn, thậm chí nếu những cú giảm shock từ đỉnh cao thì nhà đầu tư lại càng nên tránh để cổ phiếu về vùng giá trị và chiết khấu hợp lí.

    Ông Ngô Quốc HưngChuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

    So với thời điểm thị trường vượt ngưỡng 1.200 điểm, chỉ số Vnindex tăng 2,1% và có khoảng 25% nhóm cổ phiếu chiến thắng thị trường như: ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, Vingroup, vật liệu xây dựng,…do vậy, việc phân bổ danh mục nên theo xu hướng của thị trường và những gì đang diễn ra. Nhìn chung, nhà đầu tư nên linh hoạt và đi theo dòng chảy của thị trường, không nên bắt đáy.

    Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

    Có lẽ chúng ta vẫn nên quan tâm tới các cổ phiếu mạnh hoặc mua thêm với tỷ trọng nhỏ; hoặc nếu đang sở hữu nhiều cũng chỉ cần giữ thêm và canh bán ra. Ngoài ra vẫn còn khá nhiều cổ phiếu triển vọng hấp dẫn lại chưa tăng giá nhiều cũng giúp các nhà đầu tư có thêm các lựa chọn khác để xây dựng 1 danh mục đầu tư hoàn chỉnh.

    Nguyễn HoàngVnEconomy

    Đến lúc này kết quả kinh doanh quý 1/2021 đã hoàn chỉnh. Có nhóm ngành/cổ phiếu nào khiến anh chị bất ngờ không. Liệu xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp đó sẽ còn tiếp diễn trong quý 2?

    Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

    Kết quả kinh doanh quý 1 được công bố nhìn chung tích cực hơn so với kỳ vọng của cá nhân tôi, đặc biệt ở 2 ngành ngân hàng và nguyên vật liệu. Điều này cũng đã được phản ánh vào diễn biến giá cổ phiếu 2 ngành này.

    Xu hướng tăng trưởng trong quý 2 nhiều khả năng sẽ được duy trì trong bối cảnh lệnh cách ly xã hội toàn quốc diễn ra vào tháng 4/2020 đã tác động xấu đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết. Dù vậy, chúng ta vẫn phải theo dõi diễn biến làn sóng Covid-19 lần 4 đang diễn ra để có các đánh giá chính xác và toàn diện hơn.

    Ông Ngô Quốc HưngChuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

    Cho đến lúc này, nhìn chung kết quả kinh doanh quý 1 đã phản ánh vào mức tăng của giá cổ phiếu, trong đó có những cổ phiếu đã lập đỉnh cao mới. Về triển vọng trong quý 2, ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục còn dư địa tăng trưởng thì nhóm bất động sản và chứng khoán cũng rất đáng lưu ý, đặc biệt là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ siêu chu kỳ tăng của giá hàng hóa cơ bản như: khai khoáng (đồng, nhôm, thiếc, kẽm, quặng sắt,…), dầu khí, gỗ, cho tới các hàng hóa nông nghiệp.

    [​IMG]

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng với một số nhóm cổ phiếu khác như Thép chẳng hạn, đang là những nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền lớn nhất.

    Ông Lê Đức Khánh


    Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

    Theo tôi chắc vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép và có thể là nhóm dầu khí sẽ có kết quả kinh doanh tốt trong quý II/2021.

    Ông Nguyễn Việt QuangGiám đốc giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

    Theo tôi kết quả kinh doanh của các nhóm ngành như Ngân hàng, Chứng khoán, Thép,… đều nằm trong dự báo của nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Tôi cho rằng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sẽ vẫn sẽ tăng trưởng ở quý 2 năm nay.

    Ông Lâm Gia KhangPhụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank

    Tôi thấy không có quá nhiều bất ngờ với những con số về kết quả kinh doanh đã ra thời gian vừa qua, hầu hết các con số đã được dự báo và có chăng là hơn/kém quanh 10% so với mức dự phóng của các chuyên gia.

    Tuy nhiên con số nền tảng của quý 1/2020 là rất thấp và tăng trưởng quý 1/2021 so với cùng kì là dễ hiểu. Con số quý 2/2021 lại là ẩn số lớn khi số tăng trưởng quý 1 của các doanh nghiệp cao và thậm chí cao hơn phần dự kiến kế hoạch, như vậy các quý còn lại của năm sẽ có thể là các con số thấp hơn so với quý 1 khá nhiều do số quý 1 đã cao và kế hoạch kinh doanh năm lại đặt thấp hơn số tăng vượt trội của quý 1.

    Nguyễn HoàngVnEconomy

    Tuần qua hầu như chỉ có một số cổ phiếu ngân hàng là đem lại lợi nhuận rõ rệt. Danh mục của anh chị thì sao? Anh chị có thay đổi tỷ trọng danh mục hay không?

    Ông Nguyễn Việt QuangGiám đốc giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

    Danh mục của tôi hiện tại đang vận động vẫn khá tốt, tuần vừa rồi tôi chốt lời một số cổ phiếu tăng mạnh và mua dần các cổ phiếu có câu chuyện, kết quả kinh doanh tốt khi giá đã về vùng hợp lý.

    [​IMG]

    Hiện tại nhà đầu tư cần phải bình tĩnh nhìn tổng qua thị trường, các mã cổ phiếu tăng trưởng và tìm các điểm mua ở vùng hợp lý như vậy sẽ an toàn và mang lại lợi nhuận tốt.

    Ông Nguyễn Việt Quang


    Ông Trần Đức AnhGiám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

    Tôi không thực hiện mua/bán cổ phiếu trong tuần qua và tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở mức trung bình cao.

    Ông Lâm Gia KhangPhụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank

    Cuối tuần qua tôi bắt đầu giảm khá nhiều tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ và có thể tiếp tục giảm phần nhiều vào những phiên đầu tuần tới, sau đó quan sát các biến động của thị trường để có quyết định an toàn. Tuy nhiên 1 vài phiên giảm của thị trường chưa làm giá cổ phiếu trở về vùng hấp dẫn trong ngắn hạn nên chiến lược kiên nhẫn chờ đợi vẫn là an toàn và hiệu quả tại thời điểm này.

    Ông Ngô Quốc HưngChuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

    Tôi vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền mặt, hạ tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng và tăng tỷ trọng các cổ phiếu được hưởng lợi từ siêu chu kỳ tăng giá của hàng hóa cơ bản.

    Ông Lê Đức KhánhGiám đốc phân tích Chứng khoán VPS

    Tôi có điều chỉnh giảm danh mục cổ phiếu trong các phiên giao dịch cuối tuần qua và đang đợi cơ hội thị trường điều chỉnh và canh mua vào một số cổ phiếu triển vọng.

    Theo Nguyễn Hoàng

    VnEconomy
    Tiếp tục đọc...
     
    Last edited by a moderator: 10/5/21

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này