Windows 10 tròn 5 tuổi, một chặng đường “chuyển hoá” cuộc sống điện toán của chúng ta như...

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi vn_ninja@yahoo.com, 2/8/20.

  1. Windows 10 tròn 5 tuổi, một chặng đường “chuyển hoá” cuộc sống điện toán của chúng ta như...

    Windows 10 tròn 5 tuổi, một chặng đường “chuyển hoá” cuộc sống điện...

    LIÊN HỆ (215 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: vn_ninja@yahoo.com
    3. Ngày đăng: 2/8/20 lúc 22:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Microsoft bắt đầu phát hành Windows 10 cho các PC trên toàn thế giới vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 với một câu nói vui từ một vị giám đốc điều hành Microsoft lúc đó là “giao pizza đến cho 1,5 tỉ người dùng”. Windows 10 xuất hiện như là một sự sửa lỗi cho Windows 8, vốn bị người dùng phàn nàn rất nhiều vì các thay đổi về giao diện và tính năng người dùng.
    Tròn 5 năm tuổi vào ngày 29 tháng 7 mới đây, hãy cùng nhìn lại những cách mà Windows 10 đã “chuyển đổi” PC như thế nào? Đã thay đổi cuộc sống điện toán của chúng ta tốt hơn ra sao nhé.

    Sức mạnh của “sự miễn phí”

    Windows 10 được nâng cấp hoàn toàn miễn phí, cũng không có gì ngạc nhiên khi Chrome OS, Android, iOS và macOS cũng như vậy. Nhưng vào thời điểm đó, việc nâng cấp miễn phí từ Windows 8 sang Windows 10 vẫn khiến cả thế giới phải chú ý, và trở thành một điểm nhấn để bình thường hoá mô hình kinh doanh đang rất thịnh hành ngày nay, đó là dịch vụ.

    [​IMG]

    Có thể chúng ta vẫn chưa nhận ra rằng Windows 10 là một trong những sản phẩm hiếm hoi mà Microsoft cung cấp miễn phí và không áp dụng mô hình đăng ký thuê bao như Office 365 và Xbox Game Pass. Nhiều người dùng đã nghi ngờ rằng liệu cuối cùng Microsoft có biến “Windows trở thành một dịch vụ” hay không?, nghĩa là người dùng phải trả tiền để có các bản vá và các tính năng mới. Nhưng hiện tại Microsoft vẫn chưa thực hiện bước đi đó mà thay vào đó khuyến khích người dùng chi tiền cho Office và đăng ký thuê bao để chơi các game Xbox của mình, kể cả đó là game Solitaire (xếp bài)

    Tuy nhiên mặt trái của “miễn phí” đó chính là sẽ phải kiếm tiền bằng cách khác. Trên Windows 10 câu trả lời lúc này hiện đang là dữ liệu từ xa của người dùng mà một số người có thể coi đây là sự rủi ro về quyền riêng tư.

    Windows Defender, từ zero đến hero

    Trước đây nếu bạn muốn bảo vệ PC của mình khỏi các mối đe doạ trên mạng, thì việc người dùng cần làm là đăng ký gói thuê bao của một chương trình antivirus nào đó như Norton Antivirus hay BitDefender. Nhưng Microsoft đã thay đổi tất cả với Windows Defender, một chương trình antivirus miễn phí đi kèm với Windows 10.

    [​IMG]

    Khởi đầu từ một công ty con của Microsoft nhưng qua thời gian Microsoft đã thật sự “tăng lực” cho Windows Defender rất nhiều, biến nó từ một “người gác cửa” trong ngành công nghiệp bảo mật trở thành một “nhà vô địch” chỉ trong vài năm. Tất nhiên ngày nay vẫn luôn có những cuộc tranh luận rằng liệu Windows Defender có đủ tốt để bảo vệ PC của người dùng hay không khi thậm chí còn miễn phí và hoàn toàn không có dịch vụ đăng ký gói thuê bao? Nhưng hiện tại đối với cá nhân mình, Windows Defender là quá đủ.

    Windows Hello và cái chết của password

    Windows Hello có thể nói là tính năng tốt nhất mà Windows 10 mang đến cho hệ sinh thái PC. Vào thời điểm năm đó đầu đọc vân tay đã được sử dụng khá rộng rãi như Touch ID trên iPhone 5s trong năm 2013, thì khả năng nhận diện khuôn mặt của người dùng qua camera chiều sâu đã được Microsoft debut trên Windows 10 với thiết bị nổi bật như Lenovo Yoga 15. Windows Hello đã hoạt động khá tốt cho đến tận ngày nay.

    [​IMG]

    Mọi thứ chưa dừng lại ở đó, nhận ra người dùng Windows rất đề cao bảo mật nhưng dường như không thích nhập password cho lắm, Windows 10 đã hỗ trợ cả mã PIN và phương thức xác thực 2 lớp dùng một chiếc smartphone đi kèm. Vân tay và các Token vật lý khác có thể được thêm như một lớp bảo mật tăng cường. Ngày nay chúng ta có thể đăng nhập vào Windows cũng như vô vàn các app khác mà không cần nhập password. Windows Hello không cần bàn cãi có thể nói là tính năng tiện dụng và quan trọng nhất mà Microsoft đã thêm vào Windows 10.

    Mọi thứ luôn luôn thay đổi

    Khi bạn mua Windows XP, Windows 95 hoặc 98 nghĩa là bạn đã mua một bộ tính năng có sẵn, một vài bản vá và một hoặc 2 gói cập nhật service packs sau đó. Ngày nay Microsoft đang thiết lập một chu kỳ lặp đi lặp lại, với các bản nâng cấp miễn phí vào mỗi mùa xuân và mùa thu.

    Nhìn lại thời kỳ đầu của Windows 10 hoàn toàn khác với Windows 10 ngày nay. Người dùng hiện tại có thêm một trình duyệt thứ 3 trên nó, chuyển từ Internet Explorer cũ kĩ, sau đó được ẩn đi để chuyển sang Microsoft Edge và bây giờ là một Microsoft Edge “mới” nữa. Các tính năng mới như People, đã đến và đi như một cơn gió. Microsoft lúc đó thỉnh thoảng còn bị tố hứa hẹn quá mức và giao hàng chậm trễ, nhưng những ngày đầu của Windows 10 có thể nói là một khoảng thời gian khá sôi động.

    [​IMG]

    Một vấn đề nữa đó là cập nhật. Nếu bạn là người thích cập nhật, thì Windows 10 thực sự rất tuyệt vời. Nhưng một lý do khiến Microsoft trở nên trì trệ với các bản cập nhật thời Windows 7 đó là vì câu châm ngôn, “cái gì không hỏng, thì đừng sửa”. Nhưng sau đó họ đột ngột quay ngoắc lại, thay đổi thái độ và áp dụng chiến lược cập nhật liện tục trong 2 năm qua với hầu hết các bản cập nhật đều cải thiện và gia tăng hiệu suất thiết bị.

    [​IMG]

    Đó là một đường cong kì lạ. Nếu bản Windows 10 Fall Creators Update được định vị là một bản Windows lý tưởng để “thay đổi thế giới” thì bản cập nhật May 2020 Update gần đây lại dính khá nhiều tai tiếng và bê bối. Mọi thứ luôn luôn thay đổi đối với Windows 10, cả tích cực và tiêu cực, chắc chắn là như vậy :D

    Chương trình Insider đột phá

    Chương trình Insider program là một bước đi đột phá của Microsoft. Việc mở bước phát triển beta hệ điều hành quan trọng nhất của mình cho hàng triệu người dùng thử nghiệm sẽ giúp định hình OS trong tương lai và bên cạnh đó cung cấp các phản hồi cần thiết để điều chỉnh trước khi ra mắt chính thức. Các bản build tất nhiên được phát hành thường xuyên để người dùng Insider có thể thử nghiệm.

    [​IMG]

    Quản lý các đề xuất, các báo cáo lỗi và các bình luận ẩn danh trong Windows 10 Feedback Hub là một nhiệm vụ rất nặng nề tuy nhiên Microsoft vẫn đón nhận chúng một cách nhiệt tình. Và khả năng theo dõi các thay đổi và các bản cập nhật trước khi chuyển hệ điều hành của mình đến cho các đối tượng “hạng nặng” như các nhà phân tích, phóng viên, các quản trị viên IT và kể cả người dùng nữa, là một trong những thành tựu tốt nhất của Microsoft.

    Thậm chí Microsoft còn có phát hành các podcast hàng tháng để người dùng có thể tương tác trực tiếp, đặt câu hỏi và đưa ra các phản hồi với team Insider để định hình đường hướng của Windows 10 sau này.

    Linux trong Windows, Windows yêu Linux

    Đa phần người dùng vẫn chưa thể tin rằng một công ty nổi tiếng với hệ điều hành riêng, luôn lên án Linux một cách gay gắt, sẽ xây dựng một Linux shell trong hệ điều hành của mình. Điều đó đã xảy ra khi Windows đã xây dựng một “hệ thống con trong Window cho Linux” (Windows Subsystem for Linux), khởi đầu là một giao diện dòng lệnh của Linux.

    Microsoft sau đó đã hé lộ về một giao diện đồ hoạ người dùng cho Linux cũng như khả năng tính toán bằng GPU nữa, tất cả điều này hứa hẹn rằng người dùng sẽ có thể dùng thử Linux trong Windows một cách dễ dàng. Thật điên rồ… và cũng thật ngầu :D

    [​IMG]

    Chính xác thì một “ứng dụng” là gì?

    Một thập kỷ trước, mọi thứ rất đơn giản. Người dùng Windows sống trong một thế giới của các ứng dụng Win32, với các bản cập nhật, vá lỗi và một bộ Office mới cứ sau vài năm. Nhưng với Windows Mobile và Google Docs, bản Office 2010 đã ra mắt cùng với bộ ứng dụng “companion” hoàn toàn dựa trên nền web. Sự phân cách giữa offline và online đã hoàn toàn bị xoá nhoà vào thời điểm Windows 10 ra mắt.

    [​IMG]

    Windows 10 cũng đã xoá nhoà khái niệm về “một ứng dụng” là gì? Windows 10 bắt đầu với các ứng dụng Universal Windows Platform chuyên dụng như Mail và Calendar bên cạnh các ứng dụng Office 365 như Outlook. Những ứng dụng này đều theo hình thức đăng ký thuê bao nên thường xuyên được cập nhật các tính năng mới. Các ứng dụng UWP được cập nhật thông qua Microsoft Store hoàn toàn tương tư như cách Windows nhận cập nhật qua OTA. Và các ứng dụng UWP hiện tại đều có lộ trình và lịch trình ra mắt tính năng riêng.

    [​IMG]

    Các lộ trình của ứng dụng thường được phân thành các giai đoạn như “limited preview”, “preview” và “shipping”, và có thể khác nhau dựa vào vị trí địa lý và nền tảng OS. Một số tính năng có thể xuất hiện đầu tiên trên phiên bản web, sau đó tới máy tính và rồi tới các nền tảng di động như Android và iOS. Microsoft Teams có một ứng dụng riêng và thậm chí các trang web có thể được “đóng gói” lại thành một “ứng dụng” hiển thị trong Start Menu, đó chính là PWAs, Progress Web Apps :D

    Các buổi giới thiệu của Apple trông giống như một quân đoàn La Mã đang tiến ra chiến trường với một đội hình chặt chẽ trong khi các ứng dụng trong Windows giống như một đám Barbarians đang xông ào ào vào cổng thành:D

    Chromebook đã mang đến cho chúng ta Windows 10 S

    Tại sao lại có S Mode trong Windows 10? Tại sao chúng ta có Windows 10X? 2 câu hỏi đều có chung một đáp án, đó chính là vì Chromebook. Microsoft có thể đã phát triển Windows 10X thành “bản Windows kế tiếp” cho các thiết bị màn hình kép, nhưng cả cả 2 bản Windows 10 S và 10X này đều đang mang nhiệm vụ “phá vỡ” phân khúc thị trường giáo dục Mỹ, nơi mà Chromebook đang chiếm ưu thế.

    [​IMG]

    Nếu các trường học đều coi Windows 10 là một hệ điều hành đơn giản, dễ quản lý thì có lẽ Windows 10 S sẽ không bao giờ xuất hiện. Nhưng cho đến khi Microsoft có được chỗ đứng trong các lớp học ở Mỹ, thì nhiều khả năng Windows 10X sẽ là người thay thế cho Windows 10 S để trở thành hệ điều hành lý tưởng cho nền tảng giáo dục.

    Cảm ứng, ánh mắt và cả đầu bút

    Đây đều là những phương thức tương tác mà Microsoft đã ưu tiên phát triển đều đặn trong suốt quá trình phát triển Windows 10. Người dùng có thể chọn bất kỳ phương thức nào mà họ muốn, Windows 10 luôn hỗ trợ sẵn.

    Đặc biệt đối với những người khuyết tật, thì dùng tính năng điều khiển Windows 10 bằng ánh mắt với các thiết bị phụ trợ, hay cảm ứng hay bút cảm ứng đều sẽ giúp họ có thể tương tác với PC dễ dàng hơn. Cả Apple macOS và Google ChromeOS đều không đạt được mức độ trợ năng như Windows 10 cung cấp.

    [​IMG]

    Và cả những giấc mơ đã chết

    Trong một số trường hợp, Windows đã không thay đổi được thế giới mà thế giới đã thay đổi lại nó. Có rất nhiều các tính năng nổi bật được giới thiệu một cách hoành tráng… trước khi chết yểu. Từ chiếc kính thực tế hỗn hợp HoloLens, ứng dụng Story Remix vui nhộn với các hiệu ứng 3D có thể chèn vào ảnh hay video, hay app Paint 3D với các hiệu ứng thị giác độc đáo…

    Tiếp đến là Cortana, một trong những tính năng được nhấn mạnh của Windows 10, với giọng nói vui vẻ của nữ diễn viên Jen Taylor đang chào mừng bạn đến với thế giới Windows. Ngày nay Cortana không còn là đại diện của Windows như các ứng dụng Windows 10 khác nữa, không có thiết bị nào ứng dụng nó cũng như không có hệ điều hành di động nào để “vẫy vùng”.

    Windows 10 Mobile là một câu chuyện buồn khác. Nó chỉ đứng bên hiên nhìn Google Android và Apple iOS chiếm lĩnh thị trường smartphone. Tham vọng của Microsoft đã chết một cách chậm chạp và đau đớn.

    [​IMG]

    Những cũng có một điểm nhấn nổi bật hiện tại đó chính là các ứng dụng di động của Microsoft cho Android và iOS đều rất tuyệt vời. Nổi bật là Outlook và hiện tại là Teams, Microsoft có thể không có phiên bản di động của Windows 10 nhưng hệ sinh thái ứng dụng di động của họ vô cùng mạnh mẽ.

    Vậy Windows sẽ mang đến những gì tiếp theo? Microsoft hiện tại đang chuyển sự tập trung lên cloud và Windows 10X, nên có lẽ chúng ta phải đợi những điều mới mẻ trên Windows 10 sắp tới hơi lâu đấy, anh em mong đợi gì ở bản Windows 10 kế tiếp?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này