Vùng an toàn dịch bệnh “kiệt sức” vì dịch tả lợn châu Phi

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 27/7/19.

  1. Vùng an toàn dịch bệnh “kiệt sức” vì dịch tả lợn châu Phi

    Vùng an toàn dịch bệnh “kiệt sức” vì dịch tả lợn châu Phi

    LIÊN HỆ (349 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 27/7/19 lúc 18:56
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Bảy, ngày 27/07/2019 17:30 PM (GMT+7)


    Dù đã đầu tư chăn nuôi lợn quy mô lớn và được quy hoạch theo vùng an toàn dịch bệnh nhưng nhiều trang trại ở Thái Bình, Nam Định vẫn bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tấn công, khiến cho người dân thiệt hại nặng nề.


    Trại lớn, thiệt hại càng lớn

    Là một trong những hộ tham gia vào đề án thí điểm "Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh" của tỉnh Nam Định từ năm 2017, gia đình ông Nguyễn Văn Thục (ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh), luôn duy trì đàn lợn trên dưới 500 con.

    Điểm khác biệt tại trang trại của ông Thục là thức ăn cho đàn lợn được sản xuất tại chỗ với các loại thảo dược nhằm tăng sức đề kháng và giúp sản phẩm thịt lợn có chất lượng vượt trội hơn. Bên cạnh đó, ông Thục còn đưa thêm men vi sinh chủng EM (mua tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam) trộn vào thức ăn để tăng cường hấp thụ chất. Ngoài ra, ông còn dùng men vi sinh chủng EM đã nhân thành thứ cấp để xử lý chuồng trại, khử mùi hôi.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Văn Thục ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, (Nam Định) cố gắng bảo vệ, chăm sóc số lợn còn lại để mong gỡ gạc chút vốn đã đầu tư. Ảnh: Hải Đăng.

    Dù đầu tư tốn kém nhiều tiền của và có sự giúp sức của chính quyền địa phương, song đầu tháng 5/2019 vừa qua, trang trại của ông Thục vẫn bị DTLCP tấn công, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

    "Hôm đàn lợn bị ốm chết, đến khi báo cán bộ thú y về lấy mẫu và có kết quả dương tính với DTLCP, chúng tôi thực sự choáng váng" - ông Thục nói. Khi đó, lãnh đạo địa phương cũng đã tức tốc xuống trang trại của ông Thục để xác minh nguyên nhân nhưng vẫn không tìm được lý do lây truyền bệnh dịch.

    "Trang trại của tôi theo mô hình chăn nuôi khép kín. Từ khâu thức ăn, con giống, nguồn nước đến con người đều được vệ sinh, xử lý triệt để nhưng vẫn bị dịch. Chúng tôi rất khó lý giải điều này"- ông Thục băn khoăn.

    Khi bị dịch, trang trại của ông Thục đang có khoảng 500 con lợn. Để hạn chế thiệt hại, địa phương đã hỗ trợ cho chủ trang trại tiêu hủy đàn lợn gần 300 con tại ô chuồng có vật nuôi bị nhiễm dịch, lợn ở các ô chuồng còn lại vẫn được giữ lại để tiếp tục theo dõi.

    Ông Thục cho biết, hiện tại số lợn giữ lại vẫn an toàn nhưng các đơn hàng cung cấp thịt lợn hữu cơ của ông tại gần 10 cửa hàng ở trong và ngoài tỉnh đã mất hết và phải xây dựng lại từ đầu. "Tính ra chúng tôi bị thiệt hại trên dưới 1 tỷ đồng, trong đó có cả vốn vay ngoài, chưa biết khi nào mới trả được" - ông Thục ngậm ngùi.

    Cũng theo ông Thục, ngoài trang trại của ông bị bệnh dịch "đánh gục", nhiều trang trại chăn nuôi trong vùng an toàn dịch bệnh ở xã Hải Giang, huyện Hải Hậu cũng bị DTLCP tấn công và thiệt hại rất nặng nề. Theo lý giải của các chủ trang trại, nguyên nhân bị dịch bệnh là do quy hoạch chăn nuôi, quy chuẩn vùng an toàn dịch bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Điều đáng nói là các trang trại này nằm trong hoặc gần khu dân cư nên rất dễ bị dính dịch.

    Ông Phạm Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Giang đánh giá: "Việc quây khu, quây vùng và quy hoạch chăn nuôi giúp bà con chăn nuôi an toàn dịch bệnh của địa phương vẫn là bài toàn khó. Vì thế nên khi bị dịch tấn công, người chăn nuôi khó tránh khỏi thiệt hại".


    Hiện gia đình ông Thục đang nỗ lực chăm sóc và gây dựng lại đàn lợn sau "bão" dịch tả lợn châu Phi.


    Thực tế trong thời gian vừa qua đã có nhiều trang trại ở tỉnh dù có những dãy chuồng có lợn bị DTLCP phải tiêu hủy, nhưng ở các dãy chuồng khác đến nay đã qua 2 - 3 tháng song lợn vẫn khỏe mạnh bình thường. Đây cũng là điều mà các cơ quan khoa học phải nghiên cứu thêm để tìm hiểu cơ chế lây truyền dịch bệnh.

    Ông Nguyễn Phùng Hoan
    Đẩy mạnh chăn nuôi an toàn

    Theo ghi nhận của phóng viên, một số trang trại đầu tư quy mô lớn để phục vụ đề án xây dựng thí điểm "Vùng an toàn dịch bệnh" của tỉnh Thái Bình cũng không thoát khỏi "án tử" DTLCP.

    Ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Thái Bình cho rằng, hiện nay DTLCP chưa có vaccine phòng bệnh nên không chỉ trang trại nằm trong vùng an toàn dịch bệnh ở Thái Bình, Nam Định mà tại nhiều địa phương khác trong cả nước cũng gặp khó khăn trong việc đẩy lùi loại bệnh dịch này.

    Về vấn đề này, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định khẳng định, Nam Định là 1 trong 2 tỉnh thực hiện đề án xây dựng thí điểm "Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh". Đến thời điểm xảy ra DTLCP, Nam Định đã xây dựng được 33 trang trại. Tuy nhiên, đến nay đã có 15/33 trang trại bị DTLCP tấn công.

    Theo bà Nga, khi triển khai thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, các chủ trang trại trong tỉnh rất phấn khởi và chấp hành đầy đủ các quy định nên không bị dịch lở mồm long móng hay tai xanh, nhưng riêng DTLCP thì không kháng cự được.

    Bà Nga cho biết thêm, trong số các trang trại bị DTLCP xâm nhập, có trại đầu tư chăn nuôi rất bài bản như trại của ông Thục ở Trực Thái nhưng vẫn bị dịch như thường, đây là điều rất khó hiểu.

    "Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức thêm các hội thảo để lấy ý kiến và tìm ra nguyên nhân, bài học nhằm giúp bà con chăn nuôi an toàn hơn" - bà Nga cho biết.

    Ông Nguyễn Phùng Hoan - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay chăn nuôi an toàn sinh học đang là yêu cầu tiên quyết nhằm khống chế DTLCP. Vì vậy, ngành chăn nuôi tới đây cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn nữa về các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là theo hướng hữu cơ.

    "Trung ương cần nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách cụ thể, thậm chí nếu cần thiết thì ngay cuối năm 2019, phải kiên quyết không thực hiện hỗ trợ tiêu hủy đối với các hộ, cơ sở chăn nuôi không áp dụng các điều kiện về chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh" - ông Hoan kiến nghị.

    [​IMG]

    Mỗi ngày bình quân ở Thừa Thiên- Huế có hơn 1.300 con lợn mắc bệnh và tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này