Vụ MTM: Cựu Chủ tịch HĐQT Trần Hữu Tiệp bị đề nghị án chung thân

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 4/5/19.

  1. Vụ MTM: Cựu Chủ tịch HĐQT Trần Hữu Tiệp bị đề nghị án chung thân

    Vụ MTM: Cựu Chủ tịch HĐQT Trần Hữu Tiệp bị đề nghị án chung thân

    LIÊN HỆ (402 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 4/5/19 lúc 12:41
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Ngày 4/5, sau 2 ngày xét hỏi, phiên tòa xét xử vụ án thao túng chứng khoán xảy ra tại CTCP Mỏ và khoáng sản Miền Trung, mã chứng khoán MTM bước sang phần tranh luận.

    Đại diện VKSND luận tội giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo. VKSND đánh giá, các bị cáo có hành vi lừa đảo, làm giả tài liệu, thao túng giá chứng khoán, giả mạo công tác với tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, làm ảnh hưởng uy tín của các cơ quan, tổ chức.

    Hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu MTM, làm suy giảm niềm tin của cá nhà đầu tư. Giám định viên kết luận có 59 tài khoản tạo cung cầu giả tạo, có hơn 1.000 nhà đầu tư bị thiệt hại số tiền 56 tỷ đồng.

    Trong đó, bị cáo Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty MTM) và Phùng Thành Công (nguyên Trưởng ban kiểm soát Công ty MTM, hiện đang bỏ trốn) giữ vai trò đồng chủ mưu. Bị cáo Tiệp khai báo quanh co, chối tội, không có ý thức khắc phục hậu quả, thể hiện sự coi thường pháp luật.

    VKSND đề nghị mức án cụ thể:

    Nhóm tội Thao túng chứng khoán: Bùi Thiện Lý (trú ở phường Mĩ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và Đỗ Hữu Tài (trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.

    Nhóm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Trần Hữu Tiệp mức án chung thân; Vũ Thị Hoa, nguyên Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Habico từ 14-15 năm và Nguyễn Lê Trường, nguyên Giám đốc Công ty MTM từ 8-9 năm tù.

    Nhóm tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức là Nguyễn Văn Dĩnh, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Habico mức án từ 4-5 năm tù; Nguyễn Thị Hiên, (trú ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) từ 30-42 tháng tù; Ngô Văn Hiến, (trú ở phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Thị Hằng Nga, (nguyên Giám đốc TPBank Tây Hà Nội) từ 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và Trần Thị Mai Lan (nguyên Giám đốc Dịch vụ khách hàng TPBank Tây Hà Nội) từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

    Nhóm tội giả mạo trong công tác gồm các lãnh đạo, nhân viên Phòng giao dịch Đại Kim BIDV: Lê Đắc Hà (nguyên Giám đốc) 17-18 tháng tù và Hồ Xuân Lý, (Phó giám đốc) mức án 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, án thử thách 5 năm; Đặng Mạnh Hùng từ 19-20 tháng tù, Nguyễn Thị Hiền 15-18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và Vũ Thế Vinh 9-12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

    Về trách nhiệm dân sự, VKSND đề nghị tòa án tuyên buộc bị cáo Tiệp, Hoa phải liên đới bồi thường cho các bị hại số tiền 17 tỷ đồng, trong đó tỷ phần của bị cáo Tiệp là 12 tỷ đồng. Đồng thời tịch thu sung công quỹ của bị cáo và những người liên quan đã giao nộp gồm cả số tiền thu hưởng phí giao dịch.

    Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến hết ngày 7/5.


    Theo cáo trạng, năm 2010, Nguyễn Văn Dĩnh mua Công ty MTM với giá 3 tỷ đồng. Mặt dù công ty không hoạt động kinh doanh, không có vốn nhưng bị cáo vẫn tìm cách làm giả hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch UPCoM.

    Bị cáo Dĩnh chỉ đạo Nguyễn Thị Hiên và Ngô Văn Hiến làm giả hồ sơ để đủ điều kiện niêm yết. Các bị cáo đã làm giả danh sách 103 cổ đông, làm giả chứng từ tăng vốn Công ty MTM lên 310 tỷ đồng, làm giả các hợp đồng mua bán, góp vốn chứng từ ngân hàng thể hiện Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh, có lợi nhuận...

    Các tài liệu này được sử dụng để hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế.

    Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Công ty MTM nộp hồ sơ gửi HNX để đăng ký niêm yết. Sự việc chưa xong thì Nguyễn Văn Dĩnh bị bắt trong một vụ án khác (tháng 5/2015).


    Bị cáo Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công đã tiếp cận với vợ Dĩnh để mua lại hồ sơ của Công ty MTM.

    Lần này, Trần Hữu Tiệp hoàn thiện hồ sơ để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch UPCoM, làm giả hồ sơ đại hội cổ đông, thay đổi nhân sự chủ chốt với nội dung Trần Hữu Tiệp làm Chủ tịch HĐQT, Phùng Thành Công làm Trưởng ban kiểm soát...

    Sau khi cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch UPCoM để thu hút các nhà đầu tư, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công thống nhất để Công phụ trách và chỉ đạo cấp dưới sử dụng 59 tài khoản mở tại một số công ty chứng khoán mua bán cổ phiếu MTM khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm.

    Quá trình điều tra xác định bị cáo Trần Hữu Tiệp còn có hành vi bán cổ phiếu MTM cho một số cá nhân. Sau đó, cổ phiếu không lưu ký được, bị hủy đăng ký giao dịch nhưng bị cáo Tiệp không hoàn trả tiền mà chiếm đoạt.


    Đỗ Mến - Bùi Trang
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này