Virus corona có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng tới 9 ngày, sống trong cơ thể người 1 tháng

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Ngochuyen10, 8/2/20.

  1. Virus corona có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng tới 9 ngày, sống trong cơ thể người 1 tháng

    Virus corona có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng tới 9 ngày, sống trong...

    LIÊN HỆ (320 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Ngochuyen10
    3. Ngày đăng: 8/2/20 lúc 22:04
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Ngochuyen10

    Ngochuyen10 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Các mẹ ở nhà nhớ vệ sinh sạch sẽ các nơi bàn tay hay chạm phải như tay nắm cửa, kệ đầu giường vì virus corona có thể sống trên bề mặt nhiều vật dụng đến 9 ngày đấy ạ.

    Ảnh: Internet
    Trong công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Journal of Hospital Infection, các nhà nghiên cứu ở Đức cho biết, 2019-nCoV có thể tồn tại tới 9 ngày trên bề mặt các vật dụng với nhiệt độ trong nhà và con người có thể nhiễm virus bất cứ lúc nào trong thời gian này.
    Đây là thời gian tồn tại tối đa của virus nCoV bên ngoài vật chủ. Thời gian tồn tại trung bình của virus này bên ngoài vật chủ là từ 4-5 ngày. Giống như các trường hợp lây nhiễm qua không khí, virus nCoV lây lan qua bàn tay và các bề mặt được chạm thường xuyên.


    Nên vệ sinh thường xuyên những nơi mà bàn tay có thể chạm đến - Ảnh: VNREVIEW

    “Nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao làm tăng thêm tuổi thọ của chúng” - giáo sư Gunter Kampf từ Viện Vệ sinh dịch tễ môi trường, Đại học Y Greifswald, Đức, giải thích.
    Theo nhà nghiên cứu Günter Kampf thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ và Môi trường, Đại học Y Greifswald, các điểm chạm thường xuyên trong bệnh viện có thể như tay nắm cửa, chuông, kệ đầu giường, thành giường hay các vật dụng khác trong khu vực gần bệnh nhân. Do vậy, bàn tay cũng như các vật dụng kể trên cần được khử trùng thường xuyên.

    Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, ít nhất 50% số ca lây nhiễm virus 2019-nCoV từ người sang người xảy ra khi người bệnh đầu tiên chưa xuất hiện các triệu chứng.

    Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Hiroshi Nishiura, nhận định: "Những phát hiện này cho thấy rất khó để ngăn chặn dịch bệnh chỉ bằng biện pháp cách ly". Ông kêu gọi tăng cường các biện pháp phòng ngừa cũng như cải thiện hệ thống chăm sóc y tế để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, thay vì chỉ tập trung vào các biện pháp cách ly khỏi cộng đồng.


    Virus có thể tồn tại trong cơ thể người 3-4 tuần - Ảnh: Internet

    Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết sau khi xâm nhập, nCoV sẽ tồn tại trong cơ thể người trong 3-4 tuần.
    GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ thêm, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, nCoV rất dễ bị chết bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao.

    Ở môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày. Virus ở trong các dung môi lipid như Ether, cồn 70 độ, chất khử trùng chứa Chlor, xà phòng, acid peracetic Chloroform và Chlorhexidine, có thể tồn tại 2-30 phút.

    Thời gian ủ bệnh khi nhiễm nCoV là 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Tức khi bị virus xâm nhập, tối đa 14 ngày (trung bình khoảng 11 ngày), người mắc sẽ phát bệnh. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và tiêu chảy.


    Trường học tiến hành khử trùng ngăn ngừa virus lây lan - Ảnh: Internet

    Theo ông Phạm Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc, virus có thời gian tồn tại nhất định trong cơ thể, thường khoảng 14-20 ngày, nên sau thời gian này, người bệnh mới có thể có kết quả âm tính khi xét nghiệm.
    -------
    Tổng hợp: Zing, Tuổi trẻ
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này