VinaCapital vẫn canh mua cổ phiếu dù đánh giá COVID-19 tái bùng phát khiến Việt Nam chậm...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 8/8/20.

  1. VinaCapital vẫn canh mua cổ phiếu dù đánh giá COVID-19 tái bùng phát khiến Việt Nam chậm...

    VinaCapital vẫn canh mua cổ phiếu dù đánh giá COVID-19 tái bùng phát...

    LIÊN HỆ (354 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 8/8/20 lúc 10:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam VinaCapital công bố báo cáo đánh giá tác động của đợt tái bùng phát COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam, tốc độ phục hồi kinh tế sẽ chậm lại. Tuy nhiên, quĩ ngoại này vẫn đang trong trạng trái chờ mua thêm các cổ phiếu với định giá hấp dẫn.


    Việt Nam được đánh giá là quốc gia kiểm soát đại dịch hiệu quả với thành tích 100 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng và không có trường hợp tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên sự xuất hiện của các ca nhiễm mới gần đây đã trở thành chủ đề quan tâm.

    Tính đến 6h sáng ngày 7/8 Việt Nam, tổng số ca nhiễm lên tới 750 ca và xác nhận 10 trường hợp tử vong. Các ca nhiễm mới nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là việc lây nhiễm cộng đồng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

    Chính quyền đã ngay lập tức đóng cửa thành phố Đà Nẵng, hạn chế khách du lịch và truy vết các trường hợp đi du lịch Đà Nẵng ở các tỉnh thành.

    Để phòng ngừa dịch lây lan, cả Hà Nội và TP HCM yêu cầu đóng cửa những nơi tụ tập đông người và có thể áp dụng lệnh giãn cách xã hội nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng cao.

    Phản ứng của thị trường


    VinaCapital dự báo thị trường Việt Nam sẽ biến động mạnh hơn trong thời gian tới. Trong tháng 7, VN-Index đã giảm khoảng 3,2%, trong khi chỉ số MSCI Asean tăng 0,7%. Trái ngược với xu hướng tăng 3,8% trong 3 tuần đầu tháng 7, VN-Index giảm 6,8% trong những ngày còn lại, phần lớn bị ảnh hưởng bởi tác động của đợt tái bùng phát dịch COVID-19.

    Trong tuần cuối cùng của tháng 7, tận dụng nhịp giảm giá, khối ngoại mua vào hơn 40 triệu USD nhằm gia tăng tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Điều này trái ngược với xu hướng bán ròng trong vài tuần trước đó.

    Rủi ro COVID-19 lây lan vẫn còn tiếp diễn và có khả năng Việt Nam sẽ ghi nhận các ca nhiễm mới trong các tuần tiếp theo. Những nhà quan sát thị trường đã nghiên cứu về các kịch bản có thể xảy ra trong những tình huống tốt nhất và tồi tệ nhất. Thị trường biến động mạnh do các thông tin và phỏng đoán về dịch bệnh, báo cáo của VinaCapital nêu.

    Tác động đến phục hồi kinh tế


    Đánh giá về kinh tế vĩ mô, VinaCapital cho rằng việc cắt giảm các hoạt động kinh doanh có nguy cơ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng đáng kể so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dữ liệu kinh tế tháng 7 của Việt Nam chỉ ra hoạt động kinh tế trong nước có tốc độ phục hồi nhanh chóng.

    [​IMG]

    Nguồn: CEIC, VinaCapital


    Nguồn thu từ khách du lịch nước ngoài chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ của Việt Nam, điều đó cho thấy sự phục hồi doanh số bán lẻ ấn tượng hơn khi không có chi tiêu từ khách quốc tế.

    Bức tranh xuất khẩu cũng cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam tốt hơn nhiều so với dự kiến.

    Một số chuyên gia lo ngại rằng nhu cầu toàn cầu chậm lại sẽ có tác động đến Việt Nam. Tuy nhiên theo báo cáo về doanh số bán lẻ mới nhất của Mỹ, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa phục vụ xu hướng "ở nhà” ("stay at home" goods) tại các nước phát triển thậm chí còn cao hơn mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Việt Nam được hưởng lợi vì rất nhiều sản phẩm như vậy được sản xuất trong nước.

    Số liệu thống kê kinh tế tháng 7 cho thấy sản lượng và xuất khẩu hàng hóa phục vụ xu hướng “ở nhà” tiếp tục tăng, giúp thặng dư thương mại của Việt Nam tăng tới 6,5 tỉ USD (tương đương khoảng 4% GDP) trong 7 tháng đầu năm.

    Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch gần đây có thể kéo dự báo tăng trưởng GDP giảm xuống 3% và mục tiêu tăng trưởng của chính phủ giảm còn 4%. Chính phủ cũng có thể sẽ phải gia tăng hỗ trợ tài khóa trong cuộc chiến chống COVID-19. Theo ước tính của VinaCapital, số tiền kích thích tài khóa thực tế mà chính phủ đã phê duyệt chỉ nhỉnh hơn 1% GDP.

    VinaCapital kì vọng chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp quyết liệt để kiểm soát đợt bùng phát này hiệu quả như trước.

    Trong sóng gió, VinaCapital tích cực gom hàng


    Trở lại diễn biến của thị trường, VinaCapital nhận định sự biến động trên thị trường hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào các công ty đã để mắt từ trước với mức định giá hợp lí hơn.

    VinaCapital kì vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021. Các ngành vật liệu, xây dựng, tài chính và công nghệ thông tin sẽ dẫn đầu sự phục hồi và đều nằm trong danh mục đầu tư của VinaCapital.

    Trong động thái mới đây, VinaCapital đã liên tục mua vào cổ phiếu PHR của Phước Hòa. Đây là một cổ phiếu ưa thích của nhóm này với việc đánh giá về quĩ đất phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm quĩ này cũng gia tăng tỉ lệ sở hữu tại Kido sau khi mua thêm hàng triệu đơn vị.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này