Việt Nam giữa vòng xoáy thương chiến Mỹ - Trung: Bài 2: Góc khuất gây bão tố

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 28/9/19.

  1. Việt Nam giữa vòng xoáy thương chiến Mỹ - Trung: Bài 2: Góc khuất gây bão tố

    Việt Nam giữa vòng xoáy thương chiến Mỹ - Trung: Bài 2: Góc khuất gây...

    LIÊN HỆ (222 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 28/9/19 lúc 16:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Kế tiếp, doanh nghiệp nước ngoài bị đánh thuế vì chiến tranh thương mại đã đưa sản phẩm vào Việt Nam để làm một số công đoạn gia công rất đơn giản, với hàm lượng và giá trị gia tăng không đáng kể hoặc thậm chí chỉ trung chuyển ở Việt Nam, mà không có giá trị gia tăng, nhưng vẫn kê khai là hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Các hành vi này bị coi là gian lận thương mại, bị cấm theo các hiệp định quốc tế và pháp luật Việt Nam.

    Cuối cùng, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc chuyển một hoặc một số công đoạn sản xuất sang Việt Nam, tạo hàm lượng giá trị gia tăng đủ lớn tại Việt Nam để hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của Việt Nam. Hành vi này không bị cấm theo các hiệp định quốc tế và pháp luật Việt Nam.

    Tình trạng nhiều dự án FDI có vốn ảo, đăng ký lớn, nhưng thực hiện đầu tư nhỏ giọt không phải hiếm, nhất là tại các địa phương có vốn FDI đăng ký tăng đột biến. Đó là một trong những dấu hiệu của sự biến tướng về gian lận xuất xứ, tác động không tốt đến môi trường kinh doanh Việt Nam.

    Những đòn giật mình…

    Chuyện hàng hóa các nước, đặc biệt là Trung Quốc lẩn tránh xuất xứ để hưởng ưu đãi của Việt Nam khi xuất sang các thị trường khác đã được cảnh báo từ lâu. Nhưng đến ngày 2/7/2019, khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 456% với một số mặt hàng thép được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Hoa), sau đó được vận chuyển tới Việt Nam để gia công và cuối cùng xuất khẩu tới Mỹ, các bên liên quan mới thực sự giật mình. Lúc này, những thành tích xuất khẩu vượt mỗi tháng trở nên đáng lo.

    Điều này cũng cho thấy, sự bắt tay của Bộ Công thương với Bộ Tài chính, VCCI cùng một số hiệp hội doanh nghiệp mới xử lý được “phần ngọn” của vấn đề. Trong khi đó, các chiêu trò lẩn tránh xuất xứ để né thuế vào Mỹ, EU ngày càng tinh vi. Thực tế này cần sự vào cuộc của rất nhiều cơ quan, từ cơ quan duyệt, thẩm định, cấp phép đầu tư, cấp C/O, hải quan và chính doanh nghiệp.

    Đại diện một doanh nghiệp gỗ ở tỉnh Bình Dương cho rằng, chuyện lẩn tránh xuất xứ khó xảy ra nếu hải quan Việt Nam làm đúng chức năng. Ở góc độ khác, thực trạng hàng ngàn nhà máy của Trung Quốc đóng cửa do thương chiến Mỹ - Trung cần được để tâm. Không có chuyện các nhà máy này được giữ lại chỉ để làm bán thành phẩm chuyển qua nước khác.

    “Trong khi đó, nhiều nhà máy đồ gỗ rất lớn của Trung Quốc đang mọc lên tại Việt Nam. Có nhà máy đầu tư đến 300 triệu USD, có thể sản xuất thành phẩm”, vị này cảnh báo.

    Các doanh nghiệp không né tránh lo ngại khi các doanh nghiệp trên không chỉ có vốn khủng, chi phí vốn thấp hơn doanh nghiệp Việt, mà còn có kinh nghiệm hơn trong quản lý sản xuất - kinh doanh, nắm bắt khách hàng. “Các doanh nghiệp này dày dạn kinh nghiệm và luôn bọc lót mật thiết với nhau”, vị đại diện trên lo ngại.

    Suy cho cùng, hiện tượng lẩn tránh tinh vi trong thương chiến này có nguyên nhân chủ quan và khách quan, như ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã chỉ rõ. Về chủ quan, Việt Nam có nhiều bất cập trong việc cấp C/O, văn bản pháp luật về khai báo mã HS, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành chưa tương xứng.

    Thời gian qua, dù các cơ quan cấp C/O của Việt Nam (Bộ Công thương cấp C/O ưu đãi, VCCI cấp C/O không ưu đãi) đã có nhiều nỗ lực trong việc siết chặt quy định về cấp C/O, tránh hiện tượng gian lận xuất xứ, nhưng do nguồn lực hạn chế, nên không thể ngăn chặn 100% số vụ gian lận. Cụ thể, khi nộp hồ sơ giấy tờ xin cấp C/O, doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm với thông tin cung cấp. Song các tổ chức cấp C/O không đủ thẩm quyền và công cụ cần thiết để xác minh thông tin khai báo đó.

    Ngoài ra, các bất cập trong văn bản pháp luật về khai báo mã HS của hàng hóa xuất khẩu khiến doanh nghiệp lợi dụng khai báo cho hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ. Chính cách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở của Việt Nam và việc tham gia các FTA cũng khiến các nhà đầu tư dịch chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để tận dụng các ưu đãi. Đặc biệt, trong một số ngành công nghiệp Việt Nam, giai đoạn gia công, lắp ráp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi các công đoạn sản xuất cơ bản, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển kịp.

    Trong khi đó, các nguyên nhân khách quan chủ yếu nằm ở xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới ngày càng tăng và tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc. Đặc biệt, sự gần gũi về địa lý và xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia, thậm chí WTO còn chưa quy định rõ ràng, cụ thể xử lý vấn đề lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại…

    Dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan và thời điểm này, Việt Nam chưa phải là đối tượng mà Mỹ hướng đến, song phải nhắc lại, Mỹ đã cảnh báo Việt Nam một số điểm. Đó là Việt Nam xuất siêu lớn hay các biện pháp hạn chế doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường thể hiện trong một số điều của Luật An toàn thông tin mà Quốc hội đã thông qua…

    Điều này có nghĩa, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp Việt phải là người nắm bắt cuộc chơi thông qua việc chủ động cơ cấu lại cán cân xuất nhập khẩu từ các thị trường. Đặc biệt, phải kiên quyết chống gian lận thương mại, gồm gian lận xuất xứ, để tránh bị Mỹ và các đối tác thương mại lớn trừng phạt vạ lây.

    (Còn tiếp)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này