Việc mua vào trái phiếu doanh nghiệp của Fed làm gia tăng lo ngại bong bóng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 23/6/20.

  1. Việc mua vào trái phiếu doanh nghiệp của Fed làm gia tăng lo ngại bong bóng

    Việc mua vào trái phiếu doanh nghiệp của Fed làm gia tăng lo ngại bong bóng

    LIÊN HỆ (247 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 23/6/20 lúc 14:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chương trình mua lại trái phiếu doanh nghiệp và việc này đang tạo ra những lo ngại mới về bong bóng tài sản.


    Trong nỗ lực để giữ cho thị trường chứng khoán diễn biến ổn định và tích cực, Fed trong tuần trước cho biết, sẽ mở rộng chương trình mua lại các chứng chỉ quỹ ETF thành mua lại các trái phiếu doanh nghiệp phát hành của các công ty riêng lẻ.

    Tuyên bố của Fed trong ngày 23/3 về việc tung 2 gói tín dụng, một gói hỗ trợ cho trái phiếu mới phát hành và các khoản vay có đòn bẩy, một gói hỗ trợ cho thị trường chứng khoán thông qua chứng chỉ quỹ ETF đã giúp xoa dịu thị trường trước những mối lo ngại về Covid-19.

    Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường chứng khoán đã đi quá xa khi lãi suất duy trì mức thấp kỷ lục và các nhà phát hành trái phiếu cũng tin tưởng vào sự hỗ trợ của Fed là vĩnh viễn, nên kích thích nhiều người rót tiền vào các tài sản rủi ro để kiếm lợi nhuận.

    “Mục tiêu của Fed là để khôi phục thanh khoản cho thị trường tín dụng. Và rõ ràng, thị trường tín dụng cũng đang hoạt động tốt trở lại. Nhưng nếu Fed duy trì chính sách này quá lâu, làm thị trường ngập tiền, sẽ tạo ra bong bóng tài chính lớn nhất mọi thời đại”, Ed Yardeni, người sáng lập Yardeni Research cảnh báo.

    Theo Ctigroup, phát hành trái phiếu đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã gần mức 1.000 tỷ USD, gần gấp đôi năm 2019 ngay cả khi tốc độ phát hành đã chậm lại.

    Sự gia tăng trong tổng số phát hành đang làm tăng thêm nguy cơ nguy hiểm lớn hơn nếu sự phục hồi kinh tế do ảnh hưởng từ Covid-19 di chuyển chậm hơn dự đoán.

    “Sự gia tăng của nợ doanh nghiệp là một sự phát triển lành mạnh, vì nó đại diện cho các công ty dựa trên các hạn mức tín dụng, các chương trình cho vay của chính phủ và các nguồn khác để vượt qua thâm hụt dòng tiền do các biện pháp phong tỏa làm xáo trộn xã hội. Tuy nhiên, như chúng tôi đã cảnh báo trước đây, việc gia tăng nợ có thể mang lại rủi ro đáng kể, đặc biệt là nếu sự phục hồi kinh tế tỏ ra chậm chạp và mang tính chắp vá”, Adam Slater, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics đánh giá.

    Số lượng ngày càng tăng của các doanh nghiệp có doanh thu không đủ để trang trải các chi phí lãi vay tạo nên nỗi sợ bong bóng. Số các công ty có tỷ lệ khả năng trả lãi (EBIT/I - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia chi phí lãi vay) nhỏ hơn 1 đã tăng gấp đôi lên 32% trong cuộc khủng hoảng này, theo Oxford Economics.

    Đồng thời, S&P 500 cũng đang giao dịch tại mức P/E 21,9 lần so với mức lợi nhuận kỳ vọng trong 12 tháng tới. Đó là mức cao nhất trong ít nhất 18 năm và gần mức kỷ lục 24,4 vào ngày 24/3/2000 khi bong bóng dotcom nổ tung, theo Fact set.

    Chủ tịch Fed Jerome Powell đã bày tỏ một số lo ngại về định giá tài sản và thậm chí nhiều hơn về khoản nợ của công ty. Tuy nhiên, ông đã nói với một ủy ban Thượng viện vào tuần trước rằng, một trong những lý do chính khiến Fed tuân theo từ tuyên bố ngày 23/3 chỉ đơn giản là họ phải giữ lời hứa.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này