[Video+Ảnh] Workshop: Những phong cách nổi bật trong nhiếp ảnh đường phố thế giới-NAG Phạm...

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Xitin_hm, 20/5/19.

  1. [Video+Ảnh] Workshop: Những phong cách nổi bật trong nhiếp ảnh đường phố thế giới-NAG Phạm...

    [Video+Ảnh] Workshop: Những phong cách nổi bật trong nhiếp ảnh đường...

    LIÊN HỆ (461 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Xitin_hm
    3. Ngày đăng: 20/5/19 lúc 11:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Xitin_hm

    Xitin_hm Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sau buổi Workshop đầu tiên về Kiến thức bắt đầu chụp ảnh bằng Film vào ngày 11/05, hôm nay - chủ nhật 19/05/2019 - NAG Phạm Tuấn Ngọc tiếp tục buổi workshop thứ 2 trong chuỗi Workshop về nhiếp ảnh film với chủ đề Những phong cách nổi bật trong lịch sử nhiếp ảnh đường phố thế giới do Camera Tinh Tế tổ chức cho các bạn đam mê nhiếp ảnh film, nhiếp ảnh đường phố.




    Đến với workshop lần II này, các bạn đã hiểu sâu hơn, rộng hơn về "Ảnh đường phố" cũng như một số thể loại nhiếp ảnh như : Documentary Photography; Photojournalism Photography và Street Photography
    • Documentary Photography : là thể loại nhiếp ảnh ghi lại hình ảnh các sự kiện, bối cảnh lịch sử hoặc đời sống thường ngày theo dòng thời gian. Mục đích lưu trữ, tường thuật, miêu tả lại các sự kiện một cách chính xác, khách quan, đầy đủ và khoa học trong một quá trình lâu dài. Thể loại nhiếp ảnh này rất dàn trải trong rất nhiều chủ đề và chủ thể rất đa dạng, có thể là cá nhân hoặc một tập thể, một tổ chức nào đó.
    • Photojournalism Photography : Là thể loại nhiếp ảnh ghi lại một thời điểm, một sự kiện phản ánh một hiện tượng, một sự việc cụ thể nào đó của đời sống, của xã hội.
    • Street Photography: là thể loại nhiếp ảnh chú trọng đến khoảnh khắc ngẫu nhiên, trùng hợp, thú vị, hài hước mà không có sự sắp đặt trong đó. Ở thể loại này, người chụp chỉ quan sát và hoàn toàn không có sự tương tác can thiệp nào với chủ thể. Bố cục và khoảnh khắc chính là yếu tố thiết yếu để tạo ra 1 tác tác phẩm tự nó là một câu chuyện kể lại cho người xem. Câu chuyên đó có thể ở mọi nơi, mọi chỗ không nhất thiết là trên phố hay ngoài thành thị, câu chuyện đó không nhất thiết phải có người người và nếu có cũng không cần biết người đó là ai.

    [​IMG]
    NAG Phạm Tuấn Ngọc nói lại nội dung của buổi workshop lần I cho các bạn không tham gia
    [​IMG]
    NAG Phạm Tuấn Ngọc nói về nhiếp ảnh tư liêu


    Cứ mỗi một phần trình bày, diễn giả Phạm Tuấn Ngọc luôn tương tác với các bạn tham gia bằng việc hỏi đáp để tạo ra một không khí cởi mở, thoải mái cho và giúp các bạn nhớ những điều đã được giới thiệu lâu hơn. Anh khéo léo gợi ý để các bạn nói lên được những lý do họ đến với nhiếp ảnh film, những kỷ niệm của những cuộn phim đầu tiên họ chụp, những khác biệt giữa chụp film và chụp máy ảnh số, những thắc mắc trong suốt thời gian anh trình bày và những điều họ mong muốn được nghe thêm từ chính Phạm Tuấn Ngọc.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Phần hỏi đáp luôn được NAG Phạm Tuấn Ngọc khuyến khích trong các workshop của anh
    Trong phần 2 của Workshop, NAG Phạm Tuấn Ngọc giới thiệu một số nhiếp ảnh gia đường phố tiêu biểu trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Những NAG mà anh đưa ra giới thiệu với các bạn có phong cách riêng, thể hiện rất rõ qua các tác phẩm của họ.
    • Henri Cartier-Bresson: sử dụng Leica RF, theo phong cách "Cỡi ngựa bắn cung" và ảnh không crop mà để nguyên bố cục như khi chụp.
    • Robert Doisneau: sử dụng Rolleiflex và là thành viên của nhóm XV. Ảnh của ông luôn thể hiện vẻ đẹp lãng mạn của một Paris hoa lệ.
    • Willy Ronis: sử dụng Rolleiflex, Pentax slr và cũng là thành viên của nhóm XV. Ông chuyên chụp ảnh về vẻ đẹp lãng mạn của Paris
    • Vivian Maier : là một bảo mẫu người Mỹ cũng là một nhiếp ảnh gia. Bà sử dụng máy ảnh Rolleiflex và có 150 000 tác phẩm trong lúc sinh thời, chủ yếu về con người và kiến trúc của Chicago, thành phố NewYork và Los Angeles, mặc dù bà cũng đi du lịch và chụp ảnh trên toàn thế giới
    • Garry Winogrand: sử dụng Leica ống kính 28mm. Ông chụp cực nhiều để xem mọi thứ ông chụp ra trông thế nào.
    • Robert Frank: Là một nhiếp ảnh gia đường phố người Mỹ. Trong các tác phẩm của ông thể hiện cảm xúc chủ quan rất mạnh.
    • Daido Moriyama : là nhiếp ảnh gia người Nhật. Ông thường xuyên sử dụng máy PnS và ảnh của ông tương phản rất cao và thiên về ảnh chụp góc rộng. Ông được đánh giá là một nhiếp ảnh gan dạ, dũng cảm... luôn tiếp cận đối tượng ngay cả trong những hoàn cảnh, điều kiện rất nguy hiểm.
    • Saul Leiter : là nhiếp ảnh gia kiêm hoạ sĩ người Mỹ. Ông chuyên sử dụng ống kính tele để chụp lại những khoảnh khắc mà ống bắt gặp.
    • Fan Ho : có biệt danh là “bậc thầy vĩ đại” trong giới nhiếp ảnh gia đường phố châu Á. Ông sử dụng máy ảnh Rolleiflex. Ảnh sáng và bố cục là yếu tố chính trong các tác phẩm của ông.
    • Martin Parr : là nhiếp ảnh gia người Anh. Ông sử dụng Medium format rf, slide film + flash Pop để chụp ảnh tư liệu.
    • Diane Arbus: là nhiếp ảnh gia người Mỹ. Các tác phẩm của bà "không đẹp" theo cái nhìn truyền thống mà thể hiện một quan niệm thẩm mỹ rất cá tính và riêng biệt.
    [​IMG] [​IMG]
    NAG Phạm Tuấn Ngọc giới thiệu một số nhiếp ảnh gia đường phố tiêu biểu,
    có ảnh hưởng đển nhiếp ảnh đường phố thể giới

    Ngoài những nhiếp ảnh gia kể trên, diễn giả Phạm Tuấn Ngọc còn nói đến những nhiếp ảnh gia khác như Tony Ray Jones, Eliott Erwitt, William Eggleston, Jose Koudelka...
    Buổi workshop kết thúc sau 2 tiếng đồng hồ. Theo sự nhận xét của mình, các bạn đến tham dự hầu hết là các bạn còn rất trẻ và đều tỏ ra hài lòng với việc diễn giả trình bày. Một vài bạn còn nán lại để trao đổi thêm những cảm nhận, ý kiến cá nhân với anh Phạm Tuấn Ngọc cũng như đặt những câu hỏi liên quan đến những cách chụp ảnh film...
    [​IMG]
    Một số bạn nán lại trao đổi thêm với diễn giả

    Để chuẩn bị nội dung cho buổi workshop thứ 3: Nhận xét, biên tập ảnh film của thành viên vào cuối tuần tới, Mod Hoàng Minh Trang nhắc các bạn nhớ gửi ảnh vào hộp thừ workshopcameratinhte@gmail.com để chất liệu cho diễn giả và các bạn tham dự làm việc với nhau.
    [​IMG]
    Chúng tôi khuyến khích mọi người tham gia đủ cả 4 buổi workshop để có một cái nhìn cụ thể nhất về nhiếp ảnh film.

    Cảm ơn NAG Phạm Tuấn Ngọc đã đồng hành với Camera Tinhtế trong chuổi workshop nhiếp ảnh film này. Anh em có thể kết nối với anh Ngọc qua facebook cá nhân và trang Noirfoto (link đính kèm).

    Các bạn gửi ảnh film mình chụp vào mail workshopcameratinhte@gmail.com để buổi 3, anh Ngọc sẽ phân tích, nhận xét và biên tập ảnh, giúp mọi người thực hành tốt hơn

    Bấm để mở rộng...
    Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh về buổi workshop lần II này

    Thực hiện
    Camera Tinh Tế
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này