Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 6/6/19.

  1. Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?

    Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?

    LIÊN HỆ (411 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 6/6/19 lúc 18:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Năm, ngày 06/06/2019 17:32 PM (GMT+7)


    Khi xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại...


    Ngày 5-6, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết tính từ đầu mùa đến nay, sản lượng vải tiêu thụ khoảng 32.000 tấn.

    Hiện vải thiều chính vụ đang bước vào thu hoạch. Giá vải bán tại vườn những ngày này đang tăng cao, dao động trong khoảng 70.000 đồng/kg, tăng hơn 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian này thương nhân đến thu mua trái vải rất đông và thường chọn mua đúng trái vải đạt các điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

    Theo ông Tấn, trước đó, trong hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2019 (Trung Quốc) tỉnh Bắc Giang và phía Trung Quốc đã có những thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho vải thiều Bắc Giang sang Trung Quốc thuận lợi.

    Trái vải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc dán trên bao bì sản phẩm… Việc yêu cầu trái vải theo tiêu chuẩn như phải cắt cuống dài không quá 10 phân và không buộc theo lá, Bắc Giang đã chuẩn bị từ sớm và đáp ứng được các điều kiện này.

    [​IMG]

    Vải thiều được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart với giá 49.900 đồng/kg.

    “Cùng với việc giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, chúng tôi luôn xác định thị trường nội địa là trọng điểm nên đã chủ động kết nối với các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại để cung cấp trái vải đạt chất lượng cao nhất. Hiện giá vải thiều loại cao cấp có giá 60.000-70.000 đồng/kg và đang tiêu thụ thuận lợi”, ông Tấn nói.

    Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận, từ ngày 1-5 có một số quy định mới đã áp dụng với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Ví dụ như đối với quả vải, khi xuất khẩu sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được đóng bao bì, có nhãn mác đầy đủ. Các thùng đựng vải có chiều cao không quá 38cm, có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.


    Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện mỗi ngày tại chợ đầu mối Thủ Đức có khoảng 2.000 tấn vải từ Bắc Giang đưa về để phân phối cho thị trường phía Nam.

    Năm nay, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 150.000 tấn; sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 75.000 tấn chiếm 50%; xuất khẩu 75.000 tấn, chiếm 50%. Thời gian vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 05-6 đến ngày 05-7.

    Tỉnh Bắc Giang đã có công văn chỉ đạo các sở ban ngành, trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động quảng bá, thông tin đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, kết nối các tour du lịch đến các điểm danh lam, thắng cảnh, các nhà vườn... Hướng dẫn, các địa phương đảm bảo điều kiện để tổ chức đón các đoàn khách đến tham quan, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch.
    [​IMG]

    Những ngày đầu tháng 6, dòng xe ùn ứ kéo dài trên quốc lộ 31, đoạn qua Phố Kim (xã Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) -...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này