Vì sao người Ấn Độ thờ ‘nữ thần Corona’ giữa đại dịch?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Biên Tập Viên, 31/5/21.

  1. Vì sao người Ấn Độ thờ ‘nữ thần Corona’ giữa đại dịch?

    Vì sao người Ấn Độ thờ ‘nữ thần Corona’ giữa đại dịch?

    LIÊN HỆ (505 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Biên Tập Viên
    3. Ngày đăng: 31/5/21 lúc 11:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Khi Ấn Độ lao đao vì làn sóng Covid-19 thứ hai, một số tín đồ tuyệt vọng không còn nơi nào để bấu víu đã quay sang cầu nguyện tại các ngôi đền dành riêng cho “nữ thần Corona”.


    Hai tượng thần “Corona Devi” – một được làm từ gỗ đàn hương và một từ đá – đã được dựng lên tại đền Kamatchipuri Adhinam ở phía nam thành phố Coimbatore. Tại đây, các tu sĩ cầu nguyện mỗi ngày để xin xoa dịu những nỗi đau mà người dân Ấn Độ đang phải gánh chịu.

    Tại quốc gia Nam Á này, có thể dễ dàng tìm thấy các đền thờ tương tự dành riêng cho Covid-19 và các bệnh dịch khác.

    “Nữ thần Corona là hy vọng duy nhất”


    Kể từ khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ ghi nhận hơn 27 triệu ca bệnh và hơn 322.000 trường hợp tử vong vì Covid-19. Đợt bùng phát mới nhất bắt đầu từ tháng 3 khiến hệ thống y tế nước này gặp khủng hoảng vì thiếu giường bệnh và dưỡng khí.

    Ở các bang như Bihar, Uttar Pradesh và Assam, những người phụ nữ tụ tập gần các ngôi đền hoặc dưới những tán cây thiêng để thờ cúng virus corona, được hiện thực hóa dưới hình dạng một nữ thần được gọi là “Corona Maa”.

    Họ ngồi xung quanh thành một vòng tròn và thực hiện các nghi lễ, dâng sữa, dừa, hoa và bánh kẹo cho vị thần. Một số tụng kinh cầu nguyện để xoa dịu sự phẫn nộ của nữ thần.

    Bimla Kumari – cư dân ở thành phố Patna, thủ phủ của bang Bihar – cho biết: “Chúng tôi đang tôn thờ ‘Corona Maa’ để các thành viên trong gia đình chúng tôi vẫn an toàn trước virus. Cơn thịnh nộ của nữ thần sẽ được xoa dịu bằng đồ cúng dường, vì nữ thần là vị thần giận dữ, không phải là một nữ thần nhân từ. Các bệnh viện quá tải còn chính phủ không quan tâm. Vì vậy, nữ thần là hy vọng duy nhất của chúng tôi”.

    Sau khi cúng bái “Corona Maa” dưới gốc cây đa với bạn bè của mình, Kumari nói “may mắn thay, mọi người tụ tập ở đây hôm nay đều khỏe mạnh”.

    [​IMG]
    Tu sĩ thực hiện nghi lễ cầu nguyện trước vị thần “Corona Devi” tại đền Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore để xin phước lành, giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

    Ở Ấn Độ, có một truyền thống lâu đời là vào những thời khắc xảy ra thiên tai, người dân thường hướng đến đức tin để xoa dịu đau khổ.

    Những người sùng bái Sheetla Mata – nữ thần của bệnh đậu mùa – tin rằng bà sẽ bảo vệ họ khỏi căn bệnh này bằng cách giết chết những con quỷ được cho là gây ra nó.

    Nữ thần Sheetla Mata được cho là hóa thân của nữ thần Hindu Durga. Một ngôi đền 300 năm tuổi ở Gurgaon, gần New Delhi, là nơi dành riêng để thờ cúng nữ thần Sheetla Mata này.

    Ngoài ra, một số đền thờ khác chuyên để cầu được chữa bệnh. Những nơi này thờ các vị thần nam, ví dụ như đền Vaitheeswaran ở thị trấn Mayiladuthurai của bang Tamil Nadu. Tại đây, các tín đồ cầu nguyện trước hóa thân của thần Shiva.

    Đền Mahadeva ở bang Kerala là nơi các tín đồ tìm đến với mong muốn chữa bệnh động kinh và hen suyễn mạn tính. Ở quận Tumkur của bang Karnataka lân cận, bệnh nhân ung thư thường xuyên đến thăm đền Areyuru Vaidhyanatheshwara. Họ tin rằng ngôi đền này có thể chữa khỏi bệnh cho họ mà không cần điều trị bằng y học hiện đại.

    Đền Pataleshwar ở thành phố Muradabad, bang Uttar Pradesh – hiện đóng cửa vì đại dịch – thường là một điểm đến nổi tiếng của người mắc bệnh ngoài da.

    Nhiều người hành hương đến đây xin phước lành bằng cách mang theo chổi làm vật cúng lễ hoặc quét sạch các tầng của ngôi đền.

    Các cửa hàng bán chổi gần đền thờ thường rất đắt hàng vào cuối tuần. Sau khi cúng xong, đa số chổi được trả lại người bán và tiếp tục bán cho người đến sau.

    Ở những nơi khác của bang Uttar Pradesh, một chiếc máy bơm bằng tay ở đền Jagnewa Hanuman bơm lên nước mà nhiều người tin rằng có khả năng chữa bệnh.

    Các tín đồ tin rằng một vị thánh đã chạm vào máy bơm và truyền khả năng chữa bệnh vào nó. Họ lấy nước trong chai thủy tinh và rưới lên cơ thể bệnh nhân với niềm tin rằng họ sẽ khỏi bệnh.

    Anant Kumar, một người dân địa phương, cho biết: “Bệnh hen suyễn mạn tính của con gái tôi – căn bệnh mà y học hiện đại không thể chữa khỏi trong nhiều năm – đã biến mất trong vòng một tháng sau khi con bé uống nước được lấy từ máy bơm bằng tay này”.

    Truyền thống văn hóa hay mê tín dị đoan?


    Hàng triệu người Ấn Độ đặt niềm tin vào những ngôi đền “chữa bệnh” như vậy. Trong khi đó, không ít người vẫn hoài nghi về điều này và cho rằng đây là mê tín dị đoan.

    Harsh Bhagnani, một kỹ sư ở Mumbai, cho biết: “Các ngôi đền chữa bệnh chỉ có tác dụng như giả dược đối với những người cuồng tín. Các liệu pháp chữa bệnh nên bắt nguồn từ khoa học và y học hiện đại”.

    Một số người phản đối các đền thờ này cho rằng lý do người dân đổ xô đến đây là vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ không được chú trọng đầu tư.

    Theo kết quả Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đứng thứ 155 trong số 167 quốc gia về số giường bệnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dân. Tỷ lệ cụ thể của nước này là 5 giường bệnh và 8,6 bác sĩ trên mỗi 10.000 dân.

    Tuy nhiên, đối với R. P. Mitra, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, những nghi lễ tôn giáo nói trên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Ấn Độ.

    “Những ngôi đền này là điểm tựa, trợ giúp các tín đồ trong thời điểm bất an, sợ hãi và đau khổ do những căn bệnh chết người gây ra. Các ngôi đền có thể được coi là một khu phức hợp siêu nhiên”, giáo sư Mitra phân tích.

    Ông cho biết những người sùng đạo vẫn có thể muốn nhận được phước lành của thần thánh và vẫn có niềm tin vào y học hiện đại, vì cả hai không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

    “Dù là y học cổ truyền của Trung Quốc hay các liệu pháp cổ xưa được áp dụng ở khắp các quốc gia như Bangladesh, Pakistan, Nepal hay Ấn Độ, thì niềm tin tôn giáo luôn được đưa vào y học cổ truyền”, ông nói thêm.


    4.095Ca nhiễm


    Ca nhiễm theo ngày

    TỉnhHôm nayTổng số ca
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này