Vì sao ngày xưa đấu tranh làm 8 giờ/ngày, còn giờ lại đòi nới lỏng quy định giờ làm thêm?

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi greenpen, 8/5/19.

  1. Vì sao ngày xưa đấu tranh làm 8 giờ/ngày, còn giờ lại đòi nới lỏng quy định giờ làm thêm?

    Vì sao ngày xưa đấu tranh làm 8 giờ/ngày, còn giờ lại đòi nới lỏng quy...

    LIÊN HỆ (477 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: greenpen
    3. Ngày đăng: 8/5/19 lúc 16:48
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. greenpen

    greenpen Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ai cũng biết ngày Quốc tế Lao động 1/5 hằng năm mọi người được nghỉ làm, nghỉ học, duy chỉ một số ngành đặc thù phải đi làm ngày này, bù lại họ sẽ được hưởng thêm quyền lợi như tiền lương làm thêm giờ, được nghỉ bù...

    Nếu chịu khó tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc ra đời của ngày Quốc tế Lao động 1/5, bạn cũng sẽ biết được rằng, người lao động trong quá khứ đã từng đấu tranh để đòi quyền lợi được làm 8 giờ một ngày. Đồng thời, chủ sử dụng lao động không được ép họ làm quá thời gian nêu trên.

    Bộ luật lao động ở nước mình từ trước đến nay đều quy định, thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần (tức là sẽ có 01 ngày nghỉ hằng tuần). Đồng thời cũng quy định, người sử dụng lao động trong một số trường hợp cần thiết có thể thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ một ngày và không quá 200 giờ trong một năm. Sau này có thêm quy định là trong một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, nhưng phải do Chính phủ quy định sau khi có ý kiến tham khảo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động.


    Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels

    Song, trước thềm dự thảo Bộ luật lao động mới sắp được ban hành thay thế cho Bộ luật lao động hiện tại, đã có những đề xuất thay đổi quy định về giờ làm thêm, theo đó, sẽ mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ trong một năm với lý do để đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động?!
    Bởi vì nhiều quan điểm cho rằng quy định hiện hành đang bó buộc cả hai khi một bên muốn tăng cường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động, sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các ngành sản xuất, làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế... còn một bên là người lao động muốn thêm nhu cầu sống của mình và vì vậy muốn có thêm tiền lương. Nhiều báo cáo cho rằng họ sẵn sàng chuyển sang công ty khác có làm thêm để nâng cao thu nhập của mình... Việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động, bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của người lao động nếu họ có nhu cầu làm thêm giờ. Nội dung này được tóm tắt lại từ Tờ trình Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi năm 2019.

    Trái chiều với quan điểm này cũng có ý kiến cho rằng, vì sao ngày xưa phải đấu tranh cho bằng được để chỉ phải làm 8 giờ một ngày, sau có thêm quy định giờ làm thêm, rồi giờ lại đòi nới lỏng quy định này? Nếu nới lỏng chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động và người sử dụng lao động, còn bộ phận còn lại thì sao? Liệu họ có bị người sử dụng lao động lợi dụng quy định này để ép buộc làm thêm giờ hay để họ tự nguyện trong điều kiện bị hạn chế không?

    Để cân bằng quyền lợi của tất cả người lao động, Bộ luật lao động chính thức sẽ thông qua điều khoản mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm hay giữ nguyên như hiện tại? Nếu là bạn, bạn có chấp nhận cho phép nới lỏng quy định này không?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này