Vay 6 triệu, đã trả 450 triệu, vẫn nợ hơn 300 triệu đồng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Biên Tập Viên, 16/6/21.

  1. Vay 6 triệu, đã trả 450 triệu, vẫn nợ hơn 300 triệu đồng

    Vay 6 triệu, đã trả 450 triệu, vẫn nợ hơn 300 triệu đồng

    LIÊN HỆ (424 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Biên Tập Viên
    3. Ngày đăng: 16/6/21 lúc 10:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Vay tiền qua app với lãi suất lên 16%/ngày nhưng không biết người cho vay là ai trong khi hằng tháng phải nộp lãi đều đặn vào tài khoản ngân hàng. Tình trạng này đang khiến hàng trăm ngàn người dùng phải kêu cứu.


    [​IMG]
    Nhiều app cho vay tiền là biến tướng “tín dụng đen” với lãi suất cắt cổ, đe dọa người vay. Ảnh: Khả Hòa
    Lãi 16%/ngày, ai hưởng lợi?

    Chúng tôi đã phản ánh rất nhiều về các ứng dụng (app) trên điện thoại di động cho vay qua mạng biến tướng với lãi suất “trên trời”, khủng bố đe dọa người đi vay nhưng thực tế vẫn có hàng ngàn app này hoạt động công khai. Mới đây, bà Lâm Thị Tố Oanh (Bình Định) gửi đơn đến Tòa án nhân dân Q.1 (TP.HCM) khởi kiện Ngân hàng (NH) TNHH MTV Woori Việt Nam (Woori Bank) – chi nhánh TP.HCM và NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) xoay quanh việc trả lãi qua các NH này sau khi vay tiền bằng app rồi lâm vào tình trạng trả hoài không hết và thậm chí còn bị những kẻ cho vay đe dọa.

    Cụ thể, cuối tháng 9.2020, bà Oanh đăng ký vay tiền thông qua 5 app gồm hopevay, vaytinhanh, vitienloi, heyvi, kaka với số tiền vay mỗi app là 2 triệu đồng và số tiền thực nhận từ mỗi app là 1,3 triệu đồng trong thời hạn vay 1 tuần. Do thời gian vay quá ngắn nên đến hạn, bà Oanh không có khả năng thanh toán thì các app lại giới thiệu để bà vay tiền tại rất nhiều app khác như minimax, hivi, ufun, ecash, pdong, funny cash, 123vay, vay365… để lấy tiền trả cho các app vay trước đó. Lãi suất của các app sau còn cao hơn các app trước. Có những app cho vay số tiền hơn 2,32 triệu đồng thì phải trả tổng cộng lên 4,2 triệu đồng chỉ sau 5 ngày. Như vậy, lãi suất vay trong 5 ngày lên đến 80,41% (tương đương mức lãi suất hơn 16%/ngày hay 482%/tháng).

    Tổng cộng từ số tiền vay thực tế chỉ hơn 6 triệu đồng thì trong vòng 6 tháng, bà Oanh đã trả tổng cộng hơn 342,4 triệu đồng vào tài khoản thông qua Woori Bank – chi nhánh TP.HCM và hơn 12,12 triệu đồng vào tài khoản tại VPBank. Thậm chí theo thống kê sau này thì số tiền của bà Oanh đã chuyển vào tài khoản Woori Bank lên đến hơn 450 triệu đồng. Thế nhưng hiện các app vẫn báo bà Oanh còn nợ hơn 300 triệu đồng và vẫn liên tục khủng bố, thậm chí còn mạo danh công an ra lệnh truy nã và gửi tin cho toàn bộ danh bạ điện thoại từ người quen, đến người thân của bà.

    Đáng chú ý theo bà Lâm Thị Tố Oanh, sau khi đăng ký vay tiền qua 5 app đầu tiên, bà được hướng dẫn thanh toán tiền gốc và lãi vay qua số tài khoản đứng tên bà ngay tại 2 NH Woori Bank và VP Bank dù bà không ký bất cứ văn bản hay có xác nhận nào về việc mở các tài khoản đứng tên mình tại 2 NH này. Do đó, bà Oanh yêu cầu 2 NH Woori Bank và VPBank phải đóng các tài khoản mang tên bà trong hệ thống. Đồng thời 2 NH phải hoàn trả toàn bộ số tiền bà đã chuyển vào tài khoản mang tên bà như trên.

    Là người đại diện cho bà Oanh, ông Lâm Minh Chánh, Giám đốc Trường Quản trị kinh doanh BizUni, nói: “Một điều làm tôi rất ngạc nhiên là theo sao kê của VCB, tổng số tiền cô Oanh trả cho các app được chuyển vào Woori Bank khá nhiều. Tôi tin rằng Woori Bank không thực hiện việc cho vay nặng lãi. Thế nhưng, theo như sao kê từ tài khoản VCB của cô Oanh, dòng tiền trả nợ cho app vay nặng lãi của cô Oanh đã có đến 158 giao dịch tại Woori Bank, với tổng giá trị là 451,8 triệu đồng. Tôi nghĩ rằng dòng tiền của các app cho vay nặng lãi khá đặc thù, khác biệt so với các dòng tiền khác. Các NH nếu thật sự quan tâm thì có thể phát hiện ra và loại trừ các tài khoản liên quan đến app cho vay nặng lãi. Nếu được như vậy thì nạn cho vay nặng lãi của các app sẽ bị hạn chế. Người dân sẽ đỡ bị hại”.

    Ngân hàng phải liên đới chịu trách nhiệm

    Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM, nhấn mạnh: “Các NH không thể không liên quan trong vụ này. Còn liên quan đến mức độ nào thì sẽ do đánh giá của cơ quan có thẩm quyền”.

    Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, phân tích thêm: Rất nhiều app cho vay đều giấu mặt và chỉ thực hiện cho vay, thu lãi thông qua tài khoản NH hoặc một số ví điện tử. Đáng nói, không ít kẻ sở hữu thực sự của các dịch vụ cho vay này lại ở nước ngoài. Vì vậy, liệu có khả năng dòng tiền thu lợi nhuận bất chính, cắt cổ người dân trong nước đã được chuyển ra nước ngoài hay không? Hơn nữa, đây là những dịch vụ tín dụng đen biến tướng trong khi quy định các NH có trách nhiệm kiểm soát dòng tiền đi qua và báo cáo với cơ quan quản lý những giao dịch đáng ngờ. Vậy những NH trên đã làm đúng quy định hay chưa? Bản thân khách hàng không mở tài khoản, tại sao có tên tài khoản ở NH? Các NH nào nói rằng mình không liên quan trong việc các app cho vay nặng lãi vẫn thu tiền qua tài khoản NH là vô trách nhiệm với khách hàng.

    Hơn nữa, nếu trường hợp có khách hàng khiếu nại thì dù chưa biết rõ đúng sai, NH cũng phải tạm dừng tài khoản đó để xác minh hoặc báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Trên thực tế, việc người dân không am hiểu quy định và có thể nghĩ rằng các app cho vay này có liên quan với NH vì đã chỉ định tài khoản thanh toán được mở ở NH là chuyện bình thường.

    Luật sư Hậu đặt vấn đề: Việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen đã bị cấm từ trước đến nay tại Việt Nam. Các NH là nơi kiểm soát được dòng tiền thông qua giao dịch, đó là chưa kể các NH nước ngoài tại Việt Nam đều có quy định chặt chẽ hơn đối với cá nhân đến mở tài khoản thông thường. Vì vậy, để ngăn chặn vấn nạn này, NH Nhà nước cần phải tăng cường giám sát, yêu cầu các NH rà soát để ngăn chặn các tài khoản phía sau các dịch vụ cho vay biến tướng nói trên. Đồng thời, cần sớm ban hành quy định chặt chẽ liên quan về các app cho vay để tránh những kẻ lợi dụng sự phát triển của mạng, của công nghệ để bóc lột người tiêu dùng, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra khiến nhiều người lâm vào cảnh kiệt quệ và phải đi vay nhanh của các đối tượng không phải NH.


    Theo ông Lâm Minh Chánh, NH Woori Bank đã có một số công văn phản hồi về vấn đề của bà Lâm Thị Tố Oanh trong thời gian gần đây. NH này cho rằng tài khoản 90200XXXXXXX Lam Thi To Oanh (WOORI) do NH cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán, khách hàng có thể đăng ký nộp tiền (deposit ID) gắn liền với tài khoản thanh toán của mình cho mục đích quản lý các khoản phải thu và điều này “không trái quy định hiện hành”. Mã nộp tiền nói trên không phải là một tài khoản thanh toán được mở cho cá nhân.

    Trong trường hợp này, Woori Bank với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chỉ thực hiện đúng nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ.
    Thanh Xuân

    THANH NIÊN
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này