USS Gerald R. Ford là nền tảng để Hải quân Mỹ theo đuổi công nghệ phòng thủ bằng tia laser

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw@hotmail.com, 8/2/20.

  1. USS Gerald R. Ford là nền tảng để Hải quân Mỹ theo đuổi công nghệ phòng thủ bằng tia laser

    USS Gerald R. Ford là nền tảng để Hải quân Mỹ theo đuổi công nghệ phòng...

    LIÊN HỆ (151 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw@hotmail.com
    3. Ngày đăng: 8/2/20 lúc 10:07
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hải quân Hoa Kỳ đang cố gắng tránh sử dụng tên lửa để bắn hạ các loại tên lửa chống hạm từ đối phương, chuyển sang dùng tia laser năng lượng cao. Tàu sân bay Gerald R. Ford đang là nền tảng giúp Hải quân Mỹ theo đuổi giải pháp thay thế này.
    [​IMG]
    USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Ford - lớp tàu thay thế cho lớp Nimitz hiện tại với đại diện nổi tiếng là USS Enterprise (CVN-65). Điểm đáng chú ý của tàu sân bay này là nó sở hữu 2 lò phản ứng hạt nhân A1B, tạo ra điện năng nhiều hơn gấp 3 lần so với các lò phản ứng trên tàu lớp Nimitz, tức hơn 100 Megawatt.

    [​IMG]
    Điều này có nghĩa USS Gerald R. Ford có thể hỗ trợ các thiết bị cần điện năng lớn như hệ thống phòng thủ bằng tia laser năng lượng cao. Đại tá Hải quân J.J. Cummings phục vụ trên USS Gerald R. Ford cho hay: "Khi bạn nói về những sáng kiến trong Hải quân thì đây là nơi nó hiện hữu. Những con tàu lớp Nimitz vẫn di chuyển tốt với rất nhiều thứ được trang bị nhưng máy phát điện của nó hoạt động gần như hết công suất. Tàu Ford nhẹ hơn và máy phát điện được thiết kế cho công suất dư thừa từ đó chúng tôi có thể đưa những hệ thống tương lai lên tàu."

    [​IMG]
    Đây rõ ràng là một lợi thế lớn của lớp tàu Ford và là một trong những lý do khiến Hải quân Hoa Kỳ theo đuổi lớp tàu này mặc cho những tranh cãi về những trục trặc của công nghệ mới và chi phí đóng quá cao. Trợ lý bộ trưởng Hải quân - James Geurts nhận định lớp Ford có thiết kế linh hoạt và đây là nền tảng sống còn cho tàu sân bay trong tương lai,.





    Hệ thống phòng thủ bằng laser (LaWS) thử nghiệm trên USS Ponce năm 2014.

    Bryan Clark - quan chức Hải quân đã nghỉ hưu và là nhà phân tích của Trung tâm đánh giá và hoạch định ngân sách chiến lược cho rằng các lò phản ứng của lớp Ford sẽ tăng cường khả năng sống sót của tàu. Ông nói: "Để cải thiện năng lực phòng thủ của hàng không mẫu hạm thì bạn cần phải đưa vũ khí laser lên tàu để hỗ trợ cho khả năng tự vệ tầm ngắn. Vấn đề lớn của vũ khí laser hiện tại là quản lý điện năng. Bạn có thể tạo ra những hệ thống laser 300 hay 400 KW nhưng chúng chiếm nhiều không gian và bạn sẽ cần một con tàu đủ lớn để đặt lên. Thêm vào đó, máy phát điện phải đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu điện năng của chúng. Vì vậy, thứ bạn cần sẽ là một hệ thống tụ điện và máy phát điện hạng nặng để cấp điện liên tục. Tàu Ford đủ điều kiện thực hiện điều này."
    Trong nhiều năm qua, Clark đã bảo vệ ý kiến rằng Hải quân cần tránh bắn hạ tên lửa chống hạm bằng các loại tên lửa phòng không tầm ngắn bởi một cuộc tấn công bão hòa (tấn công áp đảo công nghệ phòng thủ của đối phương, có thể hình dung đơn giản là dội tên lửa liên tục) thì một tàu tuần dương hay khu trục hạm sẽ sớm hết sạch tên lửa trong khi vẫn chưa thể triệt tiêu mối đe dọa.

    [​IMG]
    Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra với những hệ thống tên lửa tầm ngắn như RIM-162 Evolved Sea Sparrow (ESSM) thường có 4 tên lửa trong một hệ thống phóng thẳng đứng. Trong khi đó, laser không bị hạn chế về số lượng ít nhất là trên lý thuyết bởi thứ nó cần là điện. Tác động của hệ thống phòng thủ laser năng lượng cao cũng lớn không kém dù tên lửa có thể sẽ tiến đến gần tàu hơn trước khi bị bắn hạ.

    Clarks nói: "Tôi nghĩ rằng laser sẽ tạo nên sự khác biệt cho các tàu lớp Ford bởi công nghệ này đã trưởng thành và bạn có thể đặt nó lên tàu để giải quyết thách thức lớn nhất hay điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đó là phòng không. Bạn cũng có thể đặt nhiều hệ thống laser như vậy chứ không chỉ một và nó sẽ tăng cường năng lực phòng thủ trên không đáng kể."

    Dù vậy, Clarks cũng cho rằng laser không phải lúc nào cũng hiệu quả trước các mối đe dọa mà tàu sân bay phải đối mặt. "Nó có thể rất hiệu quả đối với các loại tên lửa hành trình thông thường hay tên lửa hành trình siêu thanh. Nó cũng có thể phát huy tác dụng với các loại tàu tấn công cỡ nhỏ nhưng laser sẽ gặp khó khăn với tên lửa siêu vượt thanh (hay cực thanh) với vận tốc trên Mach 5 hay tên lửa đạn đạo."
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này