FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Thứ Năm, ngày 04/07/2019 14:30 PM (GMT+7) Là một thương binh, từng 2 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” nhưng ông Lê Văn Nuôi (65 tuổi), ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn không cho mình có thời gian nghỉ ngơi. Trở về với thời bình, vượt lên thương tật do bom đạn chiến tranh, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ, dựng được nhà lầu khang trang to đẹp nhờ mô hình nuôi cá nước ngọt. Nhiều chiến công lớn Về xã Điện Thọ, chúng tôi tìm đến nhà ông Nuôi một cách dễ dàng, bởi khi hỏi về cựu binh Lê Văn Nuôi làm kinh tế giỏi, ai cũng biết và chỉ dẫn rất nhiệt tình. Thời điểm chúng tôi đến, ông Nuôi đang chuẩn bị thức ăn cho cá. Tiếp chúng tôi, ông chia sẻ: Ông tham gia cách mạng từ năm 1968, địa bàn hoạt động tại quận Nhất nay là quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng). Những năm tháng chiến đấu trải qua bao khó khăn vất vả, không ít lần ông phải đối mặt với hiểm nguy. Nhưng với bản chất dũng cảm của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đều vượt qua, cùng đồng đội dành được nhiều chiến công, đáng tự hào. Trang trại nuôi cá nước ngọt của ông xuất bán khoảng 10 tấn cá các loại mỗi năm. Ảnh: Đ.H Năm 1970 khi là đội trưởng đội đặc công K20A, ông Nuôi đã trực tiếp chỉ huy trận đánh cùng với 4 đồng đội, làm rối loạn tình hình địch ở Đà Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta lui về vị thế an toàn. Đây là một trong những trận đánh nổi tiếng của đội đặc công K20A, là trận đánh hợp đồng tác chiến trong lòng địch một cách xuất sắc thời bấy giờ. Thông thường, cá chừng 6-7 tháng là ông Nuôi xuất ra 1 lứa, đều đặn 2 vụ/năm. Mỗi năm ông xuất bán khoảng 10 tấn cá các loại. Tính cả 6 sào đất lúa, 4 sào đất màu trồng lạc thì doanh thu của gia đình ông đạt trên 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí, ông Nuôi lãi từ 120 – 150 triệu đồng/năm. Chiến công này của "dũng sĩ diệt Mỹ" Lê Văn Nuôi đã được ghi vào lịch sử Tự vệ - Biệt động Đà Nẵng và nhiều tài liệu khác như: Lịch sử Đảng bộ TP.Đà Nẵng giai đoạn 1930-1975, lịch sử lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng... Với tinh thần gan dạ, quả cảm, đặc công Lê Văn Nuôi nhiều lần bị địch phục kích. Năm 1971 ông bị bắt trong một trận càn quét của địch nhưng may mắn trốn thoát. Sau đó, ông tiếp tục tham gia chiến đấu cùng đồng đội. Trong một lần đi làm nhiệm vụ cấp trên giao, ông bị thương do địch gài mìn khiến ông mất đi một chân. Hòa bình lập lại, ông Nuôi được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huy chương, huân chương, danh hiệu cao quý. Hai lần ông được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; 10 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ quyết thắng cấp 1, 2, 3; được trao tặng hai Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba; được UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”… Xây nhà tiền tỷ nhờ nuôi cá Trở về với cuộc sống đời thường, mang trên mình nhiều thương tích chiến tranh, đi lại cũng khó khăn, cuộc sống của ông Nuôi và gia đình gặp nhiều gian nan, vất vả. Tuy nhiên, phát huy tinh thần “tàn nhưng không phế”, ông đã bền bỉ vượt khó vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Khi nghề nuôi tằm lấy tơ phát triển, cựu binh Nuôi đã mạnh dạn nhận đất từ chính quyền để trồng dâu, vực dậy kinh tế gia đình, nhờ năng nổ lại tích cực tìm tòi ông được chọn làm đội trưởng đội sản xuất dâu tằm giống của địa phương. “Được một thời gian thì nghề này không còn thịnh nữa, vừa lúc Điện Bàn có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, tôi vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển sang nuôi cá nước ngọt trên diện tích vùng trũng vốn sản xuất lúa kém hiệu quả. Tổng diện tích 3 ao cá của tôi vào khoảng 1ha, gồm 2 ao cá thịt và 1 ao cá giống...” – ông Nuôi chia sẻ. Ông Nuôi cho biết thêm, cá được ông nuôi theo mô hình nhiều tầng nước, gồm các loại như cá rô phi, cá trắm, cá mè, trôi Ấn Độ, cá chép với tổng đàn khoảng 7.000 con. Nghĩa là cá trắm sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cỏ, lá, rau, bèo, cây chuối thái nhỏ... ngoài ra cá cũng ăn các loại ngũ cốc. Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Cá chép sống ở tầng nước đáy, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt, ăn động vật, thực vật đáy là chính. Cá có thể ăn thức ăn đa dạng như bắp, đậu, lúa nấu chín, các loại bã đậu và thức ăn công nghiệp. “Ưu điểm của mô hình này là nếu cá ở tầng trên ăn không hết thức ăn, các loại cá ở tầng dưới ăn tiếp nên vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo nước trong ao luôn sạch...” - ông Nuôi phân tích. Thông thường, cá chừng 6-7 tháng là ông Nuôi xuất ra 1 lứa, đều đặn 2 vụ/năm. Mỗi năm ông xuất bán khoảng 10 tấn cá các loại. Tính cả 6 sào đất lúa, 4 sào đất màu trồng lạc thì doanh thu của gia đình ông đạt trên 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí, ông Nuôi lãi từ 120 - 150 triệu đồng/năm. Với đức tính cần cù, sáng tạo, ông Lê Văn Nuôi cùng vợ nuôi 3 đứa con học hành giỏi giang, đỗ đạt thành tài. Năm 2015, sau nhiều năm tích góp, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Hiện, mô hình sản xuất của ông Nuôi đang là một địa chỉ tham quan để người dân đến học hỏi kinh nghiệm. Người dũng sĩ diệt Mỹ năm nào cũng không cho mình một ngày nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục lao động và cống hiến, bởi với ông, được lao động, làm việc là một niềm vui lớn nhất. Đang có một công việc lương cao và ổn định trên thành phố, nhưng anh Trần Văn Toản (29 tuổi, trú ở xóm Tây Cát, xã Hải...