Tuần này xem ảnh của ai? - "Nghi lễ hầu đồng" của Nguyễn Phương

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi blueJune, 29/5/19.

  1. Tuần này xem ảnh của ai? - "Nghi lễ hầu đồng" của Nguyễn Phương

    Tuần này xem ảnh của ai? - "Nghi lễ hầu đồng" của Nguyễn Phương

    LIÊN HỆ (266 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: blueJune
    3. Ngày đăng: 29/5/19 lúc 20:27
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. blueJune

    blueJune Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Gần đây mình được xem bộ ảnh chụp về nghi lễ hầu đồng của anh Nguyễn Phương chia sẻ trên trang Facebook cá nhân và rất ấn tượng bởi cảm giác nửa thực nửa mơ bao trùm xuyên suốt bộ ảnh. Vì thế, mình có liên hệ và hỏi anh Phương để chia sẻ cùng anh em, qua đó mọi người có thể hiểu rõ hơn về một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
    • Phương có thể giới thiệu một chút về bản thân mình không?
    Trước đây mình vốn học trường Kiến trúc. Đến năm 2012, mình bỏ, thi lại và chuyển sang học khoa đồ hoạ tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Lí do học kiến trúc là vì hồi đó mình không biết mình thích gì và một phần nhà mình có nhiều người làm xây dựng. Sau này thấy chán mình nhớ lại ước mơ hồi bé thích làm hoạ sỹ rồi thi sang trường Mỹ thuật. Học tới cuối năm hai tại đây, trường mình có môn nhiếp ảnh do thầy Thành Thế Vinh hướng dẫn và mình bén duyên với nhiếp ảnh thật sự từ đó. Sau một năm học môn nhiếp ảnh, mình thật sự làm việc nghiêm túc.
    Tính đến bây giờ quãng thời gian thực hành nhiếp ảnh của mình khoảng hơn ba năm. Mới đầu, ảnh mình mang hơi hướng du lịch. Về sau, mình chụp cá nhân hơn, khám phá bản thân và kết nối với xã hội đương đại.


    • Phương có thể giới thiệu một chút thông tin về nghi lễ hầu đồng không? Trong thời gian thực hiện bộ ảnh, Phương có phải tìm hiểu nhiều về hoạt động tín ngưỡng này không?
    Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, là nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu tứ phủ mang nguồn gốc Việt. “Tín ngưỡng thờ mẫu” của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Nếu các bạn tìm hiểu thêm sẽ thấy các giá hầu đều là những người có công với nhân dân và được thờ cúng tại mỗi địa danh, như ông Hoàng Bảy đánh đuổi giặc cỏ thời loạn và trấn ải biên giới Bảo Hà, Lào Cai cuối thời Lê. Nói theo phương diện nghệ thuật thì nghi lễ hầu đồng giống như nghệ thuật trình diễn bởi có kịch bản, có dàn nhạc, có khán giả,... nhưng không phải vì vậy mà coi nhẹ yếu tố tâm linh.
    Trong thời gian thực hiện bộ ảnh này lúc đầu mình hơi u mê không hiểu lắm, sau này chụp nhiều người thì cũng hiểu hơn nhưng để thực sự hiểu thì cần thêm thời gian. Các thanh đồng mình chụp về sau nhiều người thành bạn bè và họ chia sẻ hành trình mình đến với hầu đồng, mỗi người một câu chuyện cá nhân khác nhau nhưng đại đa số người mình biết đều bị "cơ hành" có căn có số rất lớn bắt buộc phải ra hầu thánh mới "yên" .

    Nghi lễ lên đồng ngoài thanh đồng (người hầu thánh) còn có tứ trụ ở bốn xung quanh để lên khăn và châm hương, phát lộc giúp thanh đồng. Quan trọng không kém là ban hát văn dưới sập, văn mỗi giá (hầu đồng có 36 giá) khác nhau.


    • Những khó khăn mà Phương gặp phải khi chụp bộ ảnh hầu đồng này?

    Cho đến bây giờ mình luôn bị hấp dẫn mỗi lần đi chụp lên đồng. Điều khó khăn nhất khi theo đuổi bộ ảnh này là làm sao để chụp ra được phong thái, không khí mỗi giá hầu, ra được cảm giác của cõi trên và thực tại chứ không phải vẻ đẹp đơn thuần qua những bức chân dung.


    • Phương đã hoàn thành bộ ảnh này chưa? Hướng đi sắp tới cho bộ ảnh này của Phương?

    Hiện tại mình vẫn tiếp tục bộ ảnh. Đây là một dự án dài hạn cũng có thể nó sẽ không được hoàn thành vì mình không có "căn”.


    Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Phương đã chia sẻ bộ ảnh và câu chuyện với Camera Tinh Tế. Hi vọng sẽ được xem nhiều hơn những dự án ảnh của anh trong tương lai. Mời anh em cùng xem "Nghi lễ hầu đồng" của Phương.
    Nghi lễ lên đồng chứa đựng giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo mang bản sắc riêng của dân tộc Việt mà không bị ảnh hưởng hoặc lai tạp bởi nhưng nền văn hóa khác đó chính là lý do tôi tim hiểu về hầu đồng.

    Ngoài ra lên đồng còn hành trình bí ẩn giữa hai thế giới cõi tiên và cõi tục được kết nối qua các thanh đồng sau khi trùm chiếc khăn phủ diện.
    [​IMG]
    Trùm khăn phủ diện lên đầu được lặp đi lặp lại khi các thánh giáng đồng hay thăng đồng.

    Mở đầu các giá giáng đồng là thỉnh thánh mẫu.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những Thanh đồng là những người có căn (theo quan niệm) nhập đồng vào 36 giá hầu. Mỗi giá hầu thể hiện nhân vật cụ thể tính cách của các nhân vật.

    Các giá chúa, giá chầu, giá cô thường khai quang, múa mồi, ngự đồng và ban lộc.
    [​IMG]
    Giá Chúa Đệ Tam khai quang - thanh đồng Nguyễn Kim Ngân
    [​IMG]
    [​IMG]
    Giá Chầu Lục Cung Nương - Múa mồi - Thanh đồng Nguyễn Kim Ngân
    [​IMG]
    [​IMG]


    Chúa Nguyệt Hồ và chúa Đệ Tam ngự đồng
    [​IMG] [​IMG]
    Giá Chầu Lục Cung Nương ban lộc - Thanh đồng Nguyễn Kim Ngân
    [​IMG]
    [​IMG]

    Giá cô Bơ
    [​IMG] [​IMG]
    Giá cô chín.


    Các giá Quan, Hoàng thường tấu hương, khai quang, múa kiếm, múa đao, ngự đồng uống rượu uống trà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quan đệ tam tấu hương và khai quang.

    [​IMG]
    Các giá quan võ có công đánh giặc thường múa đao – giá quan Đệ Ngũ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Giá ông Hoàng Bảy - ông về ngự tấu hương, khai quang và cầm đôi hèo. Nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó.

    [​IMG]
    Các giá quan văn thường múa cờ - giá ông Hoàng Mười.

    Các giá Cậu là những giá cuối để khóa lễ kết thúc buổi lên đồng.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Cậu tấu hương hút thuốc thưởng rượu và bắt đồng.
    [​IMG]
    Kết nối với Nguyễn Phương qua: Facebook | Instagram
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này