FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nói ra lại bảo độc mồm nhưng thú thật là nhiều mẹ bây giờ suy nghĩ vẫn còn "tối cổ" quá ạ. Thời đại nào rồi mà các mẹ vẫn còn giữ quan điểm có bầu là ăn cho 2 người nữa. Em không phủ nhận tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khỏe, nhất là các mẹ đang trong thai kỳ. Thế nhưng, ăn như thế nào là khoa học thì các mẹ cần phải xem lại đi ạ. Như đứa em họ của em đây, khi mang thai em cũng đã nói trước đừng để tăng cân quá nhiều. Ấy vậy mà các mẹ biết không, mới mang bầu ở tháng thứ 4 mà đã tăng được 8kg. Đến khi lâm bồn thì tăng tổng số ký 27kg. Vì có dấu hiệu tiền sản giật nến các bác sĩ buộc phải mổ đẻ cấp cứu chứ không thể đẻ thường như mong muốn của gia đình. Thế nhưng, khi con chào đời, nhìn cân nặng của con thì em nó mới tá hỏa, bé chỉ nặng 2,3kg thôi các mẹ ạ. Không những thế, bé còn bị tràng hoa quấn cổ nữa. Theo chia sẻ của bác sĩ, tuy mẹ ăn nhiều nhưng chưa sử dụng không đa dạng các loại thực phẩm, dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển. Ngoài ra, mẹ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị nhau quấn cổ, do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển... Đó, đâu phải mẹ cứ ăn nhiều, tăng cân nhanh trong thai kỳ là tốt cho 2 mẹ con đâu ạ. Thậm chí, em còn thấy nhiều trường hợp mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ làm thai nhi bị dạng, bất thường hay còn chết lưu đó ạ. hic Như chuyện sáng nay em mới đọc được, người mẹ đau đớn mất con chỉ vì tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Trong khi đó, chỉ còn 15 ngày nữa là "vượt cạn" thôi ạ. Hỏi coi có đau không? Đó là câu chuyện của 1 mẹ người 28 tuổi ở Chiang Mai, Thái Lan. Chị này đã có 1 con gái 3 tuổi. Khi mang thai bé thứ 2, vợ chồng chị rất hạnh phúc, chuẩn bị đầy thủ mọi thứ để chào đón thiên thần nhỏ chào đời, ngay cả lúc mới biết tin có bầu. Hai vợ chồng chị đi khám thai tuần thứ 8, thai nhi phát triển vẫn bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào nguy hại. Đến tuần thứ 26, bác sĩ nói chị đã tăng 6kg, cần phải có chế độ ăn uống hợp lý hơn. Thế nhưng, chị vẫn chủ quan, nghĩ rằng nếu bổ sung càng nhiều thực phẩm, con ra đời sẽ càng khỏe mạnh và thông minh nên vẫn tiếp tục ăn rất nhiều trong thai kỳ. Và đến tuần thứ 33, cân nặng của chị đã tăng thêm 26kg. Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến 1 đêm, lúc đó chị đang mang bầu tuần 35. Lúc này, chị thấy trong người đau đớn và vật vã như kiểu chuẩn bị sinh. Đau đớn hơn, chị thấy máu ở bên dưới chảy ra rất nhiều và người ngợm chị lúc này bỗng tái nhợt đi... Khi đến bệnh viện khám, những lời chị nghe như sét đánh bên tai khi bác sĩ nói thai nhi đã chết lưu trong bụng. Nguyên nhân là do mẹ tăng cân quá nhiều khi mang thai dẫn đến tính trạng huyết áp cao, thai nhi thiếu không khí, cộng thêm việc tử cung của mẹ tắc nghẽn... Đau đớn, tội lỗi... chị cảm thấy vô cùng hối hận vì chính mình đã làm hại con. Thế nhưng, mọi chuyện đã quá muộn màng, làm sao để con trở về bên mẹ??? Xót xa quá các mẹ ạ! Phải chi mẹ nghe lời khuyên của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học thì mọi chuyện đâu tồi tệ đến mức này. Vì vậy, khi mang thai, mẹ phải kiểm soát cân nặng của mình để bảo vệ sức khỏe và mạng sống cho cả mình và con nhé! Mách mẹ cách kiểm soát cân nặng trong thai kỳ Theo các bác sĩ, người mẹ trong 9 tháng mang thai tăng khoảng 8 – 12kg được coi là bình thường. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 3 – 4 kg, 3 tháng cuối tăng khoảng 5 – 6kg. Nếu tăng cân trên 15kg, thai phụ cần phải thường xuyên đi khám thai và làm các xét nghiệm về máu. Nếu thai phụ tăng đến 30kg thì được coi là bệnh lý. - Để phát hiện sớm những nguy cơ khi tăng cân quá khủng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung, xem cân nặng của mình ra sao. - Trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được theo dõi diễn biến cân nặng, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. - Để kiểm soát chế độ ăn uống mẹ cần giảm ăn vặt vì chúng chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng tăng nhanh chóng nhưng không mang lại nhiều calo cho cơ thể. - Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể 5 - 6 bữa và tương đương khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ ít đi. - Khi ăn mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước (ít nhất 2l/ngày). - Ngoài ra, mẹ bầu cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu...