Từ núi xuồng sông Đà nuôi cá đặc sản mà khấm khá hẳn lên

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 25/5/19.

  1. Từ núi xuồng sông Đà nuôi cá đặc sản mà khấm khá hẳn lên

    Từ núi xuồng sông Đà nuôi cá đặc sản mà khấm khá hẳn lên

    LIÊN HỆ (331 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 25/5/19 lúc 10:20
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Bảy, ngày 25/05/2019 08:30 AM (GMT+7)


    Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.


    Khu lồng cá trên sông Đà của ông Sọi nằm ngay phía dưới trụ sở UBND xã Nậm Giôn. Ông Sọi là người đầu tiên đưa mô hình nuôi cá lồng về trên đất Nậm Giôn. Đứng từ trên cao quan sát có thể thấy các lồng nuôi cá của ông được thiết kế rất kiên cố, hàng lối đâu ra đấy, toàn bộ được làm bằng khung sắt, chắc chắn.

    [​IMG]

    Mô hình nuôi cá lồng của ông Quàng Văn Sọi.

    Ông Sọi kể rằng từ khi hồ thủy điện Sơn La tích nước đã hình thành mặt nước rộng lớn trên địa bàn, mở ra tiềm năng lớn để nuôi cá lồng. Thế nhưng vì thói quen sản xuất truyền thống trồng ngô, sắn trên nương còn ăn sâu trong tiềm thức của bà con dân bản, cũng như gia đình, nên suốt nhiều năm cứ bám nương, bám rẫy, ấy thế nhưng giàu chả thấy chỉ thấy quẩn quanh với cái đói cái nghèo.


    Do nguồn nước sạch, chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn cá của ông Sọi phát triển tốt. Trong ảnh là đàn cá lăng, cá nheo đặc sản đang tung tăng bơi lội.

    Bao đời nay cây ngô, cây sắn vốn gắn bó mật thiết với đời sống bà con, trước đây đất đai màu mỡ, cây ngô, cây sắn được coi là cây xóa đói giảm nghèo mang lại cái ăn cái mặc cho người dân. Thế nhưng đất ngày càng trở nên bạc màu, trồng ngô, sắn kém hiệu quả, thậm chí thu hoach không bù được chi phí bỏ ra.

    Sau những lần được Hội Nông dân tạo điều kiện cho đi thăm quan một số mô hình nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và một số mô hình nuôi cá lồng ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), ông Sọi quyết định chuyển sang nuôi cá lồng. Những nơi đó, bà con thiếu đất sản xuất, họ chỉ nuôi cá lồng phát triển kinh tế nhưng mỗi năm họ thu cả trăm triệu đồng, tính ra một lồng cá bằng cả mấy nghìn mét vuông đất trồng ngô, trồng sắn.


    Chỉ sau 5 - 6 tháng nuôi là cá có thể xuất bán. Trong ảnh, ông Sọi vớt kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá trắm đang nuôi.

    Năm 2017, ông quyết định bỏ vốn đầu tư mua vật liệu sắt thép về làm lồng nuôi cá. Mới đầu ông làm 14 lồng, vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, sau vài tháng nuôi thấy việc nuôi cá hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn nhiều lần, năm 2018 ông tiếp tục làm thê 5 lồng nữa, nâng tổng số lồng lên 19 chiếc, nuôi các loại cá như: Cá trắm, cá chép, cá rô phi, cá lăng, cá nheo... Để tiện chăm sóc ông làm luôn một cái chòi nhỏ rộng chừng 40 m2 ngay trên mặt nước để trông coi và chứa thức ăn nuôi cá.


    Nuôi cá lồng cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với canh tác nương rẫy.

    "Một lồng cá trên sông có thể nuôi 4 – 5 tạ cá, thu nhập tương đương bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, sắn. Nuôi cá trên sông Đà có nhiều thuận lợi, vì nguồn thức ăn cho cá có sẵn, chủ yếu là cỏ voi, cây chuối và cá tép sông... Nên ngoài chi phí làm lồng ra thì nguồn thức ăn gần như không phải bỏ chút tiền túi. Hơn nữa, nguồn nước trên sông Đà sạch không bị ô nhiễm, cá ít bị bệnh, nhanh lớn"- ông Sọi cho hay.

    Mỗi loại cá có cách chăm sóc riêng như cá trắm, chép, rô phi thức ăn chủ yếu của chúng là lá cỏ voi, củ sắn nghiền, cây chuối băm nhỏ; còn cá nheo, lăng, thức ăn là cá tép tạp đánh bắt bằng vó bè dưới lòng sông. Cá nuôi 6 – 7 tháng là có thể xuất bán.


    Mặt hồ rộng lớn trên địa bàn Nậm Giôn là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng.

    Với giá bán cá trắm, chép dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/kg, tùy theo loại cá và trọng lượng của cá; cá lăng, nheo có giá trên 100.000 đồng/kg trở lên. Theo ông Sọi, nếu đầu ra thuận lợi thì nuôi cá lồng được lãi cao. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm đầu ra cho cá đang gặp khó khăn, bởi cá nuôi của ông chủ yếu bán cho người dân trên địa bàn và một số nhà hàng, quán ăn xung quanh huyện, chứ chưa có doanh nghiệp nào đứng ra hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài.

    Mặc dù nuôi cá lồng chưa có đầu ra ổn định nhưng xét về mặt kinh tế chúng đang cho hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, sắn. Chính vì thế, nuôi cá lồng trên sông Đà đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của bà con xã Nậm Giôn nói chung và gia đình ông Sọi nói riêng.

    [​IMG]

    Mới vào vụ thu hoạch nhưng bà con nông dân trồng xoài ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã vô cùng phấn khởi vì năm nay xoài...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này