Tự doanh xả 570 tỉ đồng tuần VN-Index giảm sâu, trao tay chứng chỉ quĩ cùng khối ngoại

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 14/6/20.

  1. Tự doanh xả 570 tỉ đồng tuần VN-Index giảm sâu, trao tay chứng chỉ quĩ cùng khối ngoại

    Tự doanh xả 570 tỉ đồng tuần VN-Index giảm sâu, trao tay chứng chỉ quĩ...

    LIÊN HỆ (243 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 14/6/20 lúc 11:44
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán cho thấy khối này bán ròng 572 tỉ đồng tuần qua, tâm điểm giao dịch nhóm ngân ngàng.


    Trong tuần giao dịch kém khởi sắc vừa qua (8 - 12/6), khối ngoại đã quay đầu mua ròng hơn 418 tỉ đồng toàn thị trường. Trong khi đó, thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán cho thấy khối này bán ròng 572 tỉ đồng trong một tuần với khối lượng 49 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp


    Cụ thể các phiên trong tuần, hoạt động bán ròng của khối tự doanh tập trung mạnh nhất vào ngày thứ Hai, ngược lại, duy nhất phiên cuối tuần ghi nhận giá trị mua ròng gần 245 tỉ đồng.

    Top10 mã khối tự doanh mua/bán trong tuần


    Đáng chú ý, tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, bộ phận tự doanh CTCK tập trung bán ra 528 tỉ đồng mã FUEVFVND. Trong khi đó, đây là mã dẫn dầu chiều mua ròng của khối ngoại tuần qua với giá trị tương đương khoảng 525 tỉ đồng.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro


    Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh bán ra duy nhất mã HPG trên trăm tỉ đồng, giá trị cụ thể 102,88 tỉ đồng. Ngược lại, mã này cũng đứng thứ hai tại phía mua vào giá trị 67,02 tỉ đồng.

    Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với doanh thu hợp nhất dự kiến 86.000 tỉ đồng, tăng trưởng 35% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế ước tính 9.000 tỉ đồng, tăng gần 19%.

    Cổ phiếu dẫn đầu phía mua vào là GTN với giá trị 73,1 tỉ đồng, tuy nhiên mã này cũng chịu áp lực bán ra từ khối tự doanh bằng đúng giá trị mua vào.

    Ngoài ra, khối tự doanh rót 57,78 tỉ đồng vào cổ phiếu MWG trong thời gian thông tin về ESOP của Thế giới Di động nóng lên tại ĐHĐCĐ thường niên 2020.

    Doanh nghiệp này được biết đến với việc liên tục phát hành ESOP kể từ khi đưa cổ phiếu niêm yết trên HOSE vào tháng 7/2014. Theo đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã nhấn mạnh "ESOP là linh hồn, là yếu tố sống còn, thậm chí là một bí kíp cho sự phát triển của MWG".

    Bên cạnh đó, HĐQT MWG vừa thông qua kế hoạch tăng vốn cho hai công ty con là Bách Hóa Xanh và CTCP Thế Giới Di Động, tổng giá trị 3.800 tỉ đồng trong năm 2020.

    Về động thái của khối ngoại trước mã MWG trước thông tin về ESOP vừa nóng lên tại đại hội cổ đông vừa qua, quĩ Arisaig Asia Consumer Fund Limited thông tin nhận chuyển nhượng gần 2,2 triệu cổ phiếu MWG qua VSD vào ngày 10/6.

    Bộ phận tự doanh còn mua vào 53,99 tỉ đồng cổ phiếu VNM. Vừa qua, Vinamilk công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu năm nay đạt 59.600 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.960 tỉ đồng, lần lượt tăng nhẹ 6% và 1% so với kết quả đạt được ở năm 2019.

    Đáng chú ý, Vinamilk cho biết sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm theo mang thương hiệu "Hi - Café".

    Trước đó, Vinamilk vừa kí thỏa thuận ghi nhớ với Tập đoàn KIDO liên quan đến việc thành lập liên doanh trong lĩnh vực nước giải khát - kem. Trong đó, tỉ lệ vốn góp của Vinamilk là 51%, và của KIDO là 49%, tuy nhiên tổng mức đầu tư chưa được tiết lộ.

    Ngoài ra, nhóm ngân hàng được khối tự doanh vào nhiều trong tuần. Đơn cử, cổ phiếu MBB ghi nhận giá trị mua 52,84 tỉ đồng, TCB (52,49 tỉ đồng), STB (50,17 tỉ đồng), VPB (48,61 tỉ đồng) và VCB (44,44 tỉ đồng).

    Trong tuần qua, cổ phiếu TCB ghi nhận tổng giá trị giao dịch thỏa thuận 345 tỉ đồng, tương đương 16 triệu đơn vị. Các giao dịch trao tay lớn của mã này diễn ra trong phiên 8/6 và 11/6.

    Ngoài ra, khối này rót 46,15 tỉ đồng cho cổ phiếu FPT. Mặt khác, mã FPT ghi nhận giá trị giao dịch 65,19 tỉ đồng tại chiều ngược lại.

    Theo sau cổ phiếu FPT, khối tự doanh cũng tạo áp lực bán ra lên cổ phiếu VNM (61,2 tỉ đồng), STB (54,41 tỉ đồng), CRE (49,38 tỉ đồng). Hai mã MBB và CTG lần lượt ghi nhận giá trị bán ra 39,15 tỉ đồng và 37,45 tỉ đồng.

    Thông tin mới nhất về VietinBank, HĐQT nhà băng này vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 2 năm 2020 với tổng khối lượng phát hành 500 tỉ đồng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngài. Thời gian dự kiến phát hành trong tháng 6 – 7/2020. Giá phát hành bằng 100% mệnh giá, tức 1 tỉ đồng/ trái phiếu.

    Mã cuối cùng trong top bán ra của bộ phận tự doanh là cổ phiếu GEX. Liên quan đến Gelex, doanh nghiệp này gần đây liên tiếp có động thái cho thấy kế hoạch tập trung vào mảng khu công nghiệp.

    Theo đó, công ty con của Gelex là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex vừa thông báo đã mua hơn 15,8 triệu cổ phần, tương ứng với 19,1% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (mã: PXL) vào ngày 5/6 vừa qua.

    Theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2020 mới công bố, Gelex cũng đặt kế hoạch sẽ hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược đang thực hiện của tổng công ty và các đơn vị thành viên trong hệ thống.

    Gelex còn lên kế hoạch phối hợp với Viglacera trong việc phát triển kinh doanh khu công nghiệp và các hạ tầng phụ trợ. Một kế hoạch khác trong năm nay là chuẩn bị đầu tư khu công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 1 (100 ha), khả năng mở rộng giai đoạn 2 (600 ha).

    Hiện nay, Gelex đang sở hữu tổng cộng 24,97% vốn điều lệ của Viglacera, là cổ đông lớn thứ hai chỉ sau Bộ Xây dựng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này