FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nếu anh em từng đi Trung Quốc thì hẳn đã được trải nghiệm tình trạng không Facebook, không Google, không YouTube và nhiều thứ quen thuộc khác. Thế nhưng đây đa phần là những trang web, dịch vụ Internet bị chặn bởi tường lửa Great Firewall vì vấn đề kiểm duyệt nội dung. Thực tế Trung Quốc còn cấm nhiều công ty Mỹ bán sản phẩm cho các công ty, cơ quan nhà nước vì nhiều lý do, an ninh hay có thể là một cách để thao túng. Động thái của Mỹ thật trùng hợp với động thái của Trung Quốc cách đây gần 5 năm khi loại bỏ Cisco Systems - đối thủ lớn của Huawei về mảng thiết bị hạ tầng mạng, ra khỏi danh sách mua sắm chính phủ. Cisco Systems đã bán thiết bị cho tất cả các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc, các tập đoàn và khách hàng doanh nghiệp tại đây trong hơn 20 năm. Tính đến năm 2012, Cisco có đến 60 sản phẩm được phê chuẩn trong theo danh sách của Cơ quan chi tiêu chính phủ trung ương (CGPC), chiếm đến hơn 50% thị phần nhưng đến năm 2014, con số này là 0. Cùng thời điểm, Apple cũng bị đưa vào danh sách cấm của Trung Quốc. Nhân viên chính phủ bị cấm sử dụng sản phẩm của Apple. Sau vụ việc này, Huawei như diều gặp gió khi trở thành nhà thầu hàng đầu về thiết bị viễn thông cho Trung Quốc. Năm 2014, Bắc Kinh còn gây áp lực cho các ngân hàng Trung Quốc ngưng sử dụng máy chủ cao cấp của IBM cũng vì lý do an ninh. Tương tự Cisco, IBM cũng là đối tác tin cậy của nhiều ngân hàng và các công ty Trung Quốc trong hơn 30 năm qua. Ngoài máy chủ, IBM thời điểm đó còn trúng thầu cung cấp các giải pháp giám sát ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố tại Trung Quốc bao gồm cả Bắc Kinh. Symantec bị loại ra khỏi danh sách nhà cung cấp giải pháp bảo mật cho chính phủ trong nỗ lực thắt chặt kiểm soát của Trung Quốc đối với các sản phẩm công nghệ nước ngoài. Ngay sau Symantec là McAfee - công ty bảo mật hiện đã thuộc về Intel và nhà sản xuất phần mềm máy chủ Citrix Systems, cả 2 đều bị loại khỏi danh sách mua sắm chính phủ. Bắc Kinh còn cấm các cơ quan chính phủ mua hay nâng cấp lên Windows 8 vào thời điểm 2014. Lý do được đưa ra là Microsoft ngưng hỗ trợ Windows XP - hệ điều hành vốn được sử dụng trên hầu hết máy tính tại Trung Quốc và Bắc Kinh chỉ muốn "tránh bị đem con bỏ chợ một lần nữa". Trung Quốc còn tuyên bố sẽ sử dụng các hệ điều hành tự làm dựa trên Linux như KylinOS, StartOS nhưng đồng thời thừa nhận rằng chúng không phổ biến. Huawei cũng đang gặp tình huống tương tự khi Google và Microsoft ngưng cấp phép sử dụng Android và Windows cho các thiết bị của hãng. Huawei được cho là đang phát triển OS riêng thay thế cho Android và Windows và hãng được cho là đã theo đuổi dự án này từ năm 2012. Tuy nhiên đó chỉ là câu chuyện của Huawei, tình huống xấu nhất là Mỹ có thể mở rộng lệnh cấm vận "Windows" lên toàn Trung Quốc. Hồi năm ngoái, hãng sản xuất chip nhớ hàng đầu của Mỹ là Micron đã bị lôi vào một vụ kiện tụng vi phạm bản quyền trong đó nhà sản xuất chip theo hợp đồng United Microelectronics (UMC) của Đài Loan và nhà sản xuất chip Trung Quốc - Fujian Jinhua (JHICC) đã cáo buộc Micron vi phạm các sáng chế liên quan đến bộ nhớ DDR4 DRAM, bộ nhớ GDDR cho card đồ họa và bộ nhớ NAND dùng trên SSD. Tòa án tại Trung Quốc sau cùng đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với 26 sản phẩm bộ nhớ DRAM và NAND của Micron. Thế nhưng vụ kiện này xảy ra ngay sau khi Micron đệ đơn kiện UMC và JHICC lên tòa án liên bang tại Bắc California với cáo buộc cả 2 công ty này đã cấu kết đánh cắp bí mật thương mại và vi phạm đạo luật Tệ tham nhũng và ảnh hưởng của các băng đảng (RICO). Micron cho biết một nhóm các kỹ sư người Đài Loan làm việc cho họ đã bị UMC tác động và họ tiếp tay cho UMC và JHICC "chôm" thiết kế chip của Micron. Trung Quốc vẫn đang tham vọng tự sản xuất chip nhớ, vi xử lý riêng và vụ việc càng tỏ rõ ý đồ này. JHICC và Innotron sau đó lần lượt công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt chip DRAM vào cuối năm 2018 và đầu 2019. Tuy nhiên, sản lượng của cả 2 vẫn rất giới hạn và chưa thể so bì với những cái tên lớn như Micron, Samsung và Hynix về khía cạnh công nghệ.