Trồng ngô không lấy bắp mà bán cả cây, dân sông Lam có trăm triệu

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 26/5/19.

  1. Trồng ngô không lấy bắp mà bán cả cây, dân sông Lam có trăm triệu

    Trồng ngô không lấy bắp mà bán cả cây, dân sông Lam có trăm triệu

    LIÊN HỆ (367 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 26/5/19 lúc 12:45
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chủ Nhật, ngày 26/05/2019 11:42 AM (GMT+7)


    Từ vùng bãi ngang, bãi bồi dọc 2 bên bờ sông Lam, những người nông dân ở xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) lâu nay đã biết vẫn dụng cơ giới hóa vào trồng ngô nhưng không phải lấy bắp mà bán cả cây cho các trang trại nuôi bò. Nhờ đó, mỗi năm bà con trồng được 3 - 4 vụ, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/ha/năm.


    Thoát nghèo nhờ trồng ngô sinh khối

    Những ngày này, tại vùng bãi ngang, bãi bồi hai bên bờ sông Lam thuộc địa phận xã Định Sơn, Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) người nông dân nơi đây bắt đầu bước vào mùa thu hoạch ngô sinh khối (thu hoạch cả cây bán cho các trang trại nuôi bò).

    Bất chấp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, bà con nông dân vẫn đội nắng ra đồng thu hoạch ngô. Đặc biệt, vụ mùa năm nay, người dân đã tích cực đưa máy móc vào tận đồng ruộng, nhờ vậy thời gian thu hoạch, làm đất, gieo trỉa cũng nhanh gọn, tốn ít công sức hơn.

    [​IMG]

    Trồng ngô sinh khối đang trở thành hướng đi mới cho bà con nông dân vùng bãi ngang. Ảnh: Cảnh Thắng.

    Trong lúc nhiều địa phương đang còn phải chờ một thời gian nữa mới đến thời kỳ thu hoạch ngô vụ xuân thì ở xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) người dân đã bước vào vụ thu hoạch và bắt đầu xuống giống ngô vụ xuân hè trên đất bãi ngang.

    Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hoàn, trú tại thôn 7, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết: "Vụ xuân này gia đình tôi trồng được 1,2ha ngô trên đất bãi ngang, năm nay thu hoạch ngô tôi có thuê máy móc vào thu hoạch, cắt xong là đưa lên xe họ chở về trang trại nuôi bò sữa. Năm nay là năm đầu tiên tôi trồng loại ngô sinh khối, thấy không vất vả như người ta nói mà lại cho nguồn thu nhập ổn định, khoảng trên 100 triệu đồng/ha".


    Bà Nguyễn Thị Hiền ở xóm 3 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang chuẩn bị phân bón để trồng vụ mới Xuân Hè. Ảnh: Cảnh Thắng.

    “Do nhân lực gia đình không có nên từ vụ Xuân Hè tới, tôi sẽ thuê máy mọc vào tận đồng ruộng, chỉ trong một ngày là có thể làm đất và gieo trỉa xong, công chăm sóc cũng không nhiều, đến lúc ngô ngậm sữa thì thương lái đến tận nơi thu mua, rồi họ tự thuê người thu hoạch. So với việc trồng ngô thương phẩm, trồng ngô sinh khối vừa tiết kiệm chi phí, thời gian, vừa mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn”, ông Hoàn cho biết thêm.

    Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Hiền ở xóm 3 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho hay: “Tôi cũng mới thu hoạch xong 5 sào ngô của gia đình, do đang thời buổi nông nhàn nên cả gia đình ra gieo ngô vụ mới. Năm nay thời tiết tuy khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhưng do chăm sóc tốt nên gia đình tôi cũng có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm từ cây ngô sinh khối".


    Bà Nguyễn Thị Hiền ở xóm 3 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho hay, dù ngô trổ bông, nhưng không bán bắp mà bán nguyên cây cho các trang trại nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Cảnh Thắng.

    “Tôi cũng như những bà con khác trong vùng, có ký kết hợp đồng với các trang trại nuôi bò sữa nên dù ngô bị cháy hay bị lốc xoáy quật đổ thì nhà máy vẫn thu mua, tuy giá rẻ hơn nhưng vẫn có thu nhập, không như trồng loại ngô thương phẩm phải chờ tới khi bắp già mới được thu hoạch, rồi hạt đẹp mới bán được giá tốt”, bà Hiền cho hay.

    Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng

    Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hiếu – Chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn cho biết: “Vụ Xuân năm nay, cả xã chúng tôi có hơn 200 ha bãi ngang, bãi bồi được người dân tận dụng trồng ngô sinh khối, do năm nay thời tiết có hạn hán nhưng do trồng giống ngô tốt, chịu được khí hậu và thổ nhưỡng nên giống ngô cũng cho năng suất cao. Hơn nữa, vụ mùa năm nay, bà con đã biết đưa máy móc cơ giới hóa vào đồng ruộng nên vừa tận dụng được thời gian công sức từ thu hoạch, gieo trỉa cho đến chăm sóc".

    “Vụ xuân năm nay, người dân trồng ngô sinh khối thu hoạch được khoảng 35 tấn ngô tươi/ha, giá thị trường hiện khoảng hơn 30 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi năm người dân trồng 3 đến 4 vụ, tính ra một năm người nông dân trồng ngô có thu nhập ổn định 100 triệu đồng/ha”, ông Hiếu cho hay.


    Vựa ngô sinh khối ở huyện Anh Sơn giúp bà con nông dân nơi đây thoát nghèo.

    Trong khi đó, ông Đặng Đình Luận – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn cũng cho hay: “Hiện nay, do lực lượng lao động ngành nông nghiệp ở địa phương có xu hướng giảm nên người dân tập trung chuyển đổi một số diện tích vùng đất bãi để trồng ngô sinh khối cung cấp cho các trang trại nuôi bò. Trồng loại ngô này rất nông nhàn, không cần tốn nhiều thời gian thu hoạch, nhưng lại cho sản lượng cao, thu nhập ổn định. Vụ xuân vừa rồi, người dân đã đưa máy cày, máy bừa vào đồng ruộng nên trồng ngô nhàn lắm. Những công đoạn cực nhọc nhất thì đã có máy móc xử lý. Hàng năm, tùy từng vùng đất người dân có thể trồng từ 3 đến 4 vụ, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha/năm”.

    “Có vụ, toàn huyện nông dân gieo trồng được khoảng 2.180 ha ngô sinh khối ở vùng bãi ngang, tập trung nhiều ở các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thạch Sơn... Trồng ngô kiểu này dễ làm, cho thu nhập ổn định nên thời gian tới chúng tôi cũng sẽ sớm quy hoạch vùng sản xuất ổn định cho bà con”, ông Luận cho biết thêm.


    Các trang trại huy động xe đến thu hoạch ngô sinh khối tại đồng ruộng của người dân.

    “Người dân trồng ngô sinh khối có nhiều cái lợi như rút ngắn thời gian mỗi vụ; tránh được mưa lũ chính vụ; tăng hệ số sử dụng đất và tăng hiệu quả kinh tế... Việc áp dụng thí điểm trồng ngô 4 vụ/năm hiện nay đã áp dụng trên địa bàn toàn huyện. Đánh giá hiệu quả kinh tế, bước đầu cho thấy rất khả quan đối với nông dân trên địa bàn. Có thể nói thời gian tới, việc trồng ngô sinh khối là thế mạnh mới của địa phương”, ông Luận cho hay.

    [​IMG]

    Rừng lộc vừng khoảng 1.000 cây cổ thụ, dáng lạ hơn 400 tuổi được xem là “báu vật” của làng Phú Thọ, xã An Thủy,...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này