FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm mỗi khi mùa đông đến hay thời tiết đang giao mùa. Và đây là cách phòng bệnh hiệu quả mà ai cũng nên biết. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Không chỉ riêng gì mùa đông lạnh giá hay khi thời tiết giao mùa thì chúng ta mới bị dị ứng thời tiết đâu nha các mẹ. Mà hiện nay ngay cả những lúc bình thường chúng ta vẫn có nguy cơ bị dị ứng và chứng dị ứng này thường không chừa bất kỳ một ai đâu nhé. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng hàng đầu của chứng dị ứng thời tiết này vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu. Hoặc do cơ địa vốn đã bị dị ứng. Cũng vì sự thất thường của thời tiết hiện nay và chứng dị ứng ngày càng có nhiều người mắc phải nên họ thường rất quan tâm đến các câu hỏi kiểu như "nguyên nhân của dị ứng thời tiết là gì", "dấu hiệu dị ứng thời tiết ra sao", "khi bị dị ứng thời tiết cần phải làm gì",... Trong khi đó các bậc phụ huynh thường thắc mắc "trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?". Sau đây là một số thông tin cụ thể về chứng dị ứng thời tiết mà các mẹ có thể tham khảo nha: Nguyên nhân dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Ảnh minh họa. Nguồn: Internet - Thông thường mà nói, da trẻ em vốn rất mỏng manh và khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh thay đổi thất thường của môi trường sẽ rất dễ bị nổi mẩn, phát ban, để lâu ngày sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Tùy từng loại da của mỗi trẻ mà có những dấu hiệu và tốc độ phát triển bệnh khác nhau. - Nếu da trẻ mới nổi mẩn đỏ và không quá nhiều hay tình trạng chỉ ở mức nhẹ thì các mẹ có thể chữa bằng cách mua thuốc về bôi hoặc bằng những phương pháp dân gian như tắm thảo dược chẳng hạn. Dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng thời tiết: Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Thường khi dị ứng thời tiết sẽ khiến cơ thể trẻ bắt đầu ngứa ngáy, nổi phát ban đỏ khắp người, khó thở,... nếu không nhanh chóng chữa trị thì chứng dị ứng sẽ ngày càng nặng. Cụ thể như sau: - Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, rất khó chịu nên rất dễ cáu và khóc. - Da bị sưng rộp hay tấy đỏ. - Các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay. - Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến trẻ nhỏ trở nên khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. - Nặng hơn thì người bệnh có thể gây phù nề họng, nhịp tim nhanh, đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não cấp tính, khó thở cấp tính,... Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Với thắc mắc chung của nhiều phụ huynh là trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không thì có thể nói tùy theo tình hình mới biết được mức độ nặng nhẹ. - Nếu trẻ dị ứng thời tiết chỉ nổi mề đay với vài nốt dị ứng và mẩn ngứa thì chỉ dị ứng ở mức độ nhẹ và không có gì nguy hiểm cả. Có thể điều trị bằng cách bôi thuốc thông thường là sẽ hết. - Còn nếu trẻ đang dị ứng ở mức nhẹ mà không kịp thời chữa trị thì bệnh, lại còn tiếp xúc nhiều với các nhân gây bệnh sẽ khiến chứng dị ứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu ở giai đoạn nặng dị ứng có thể khiến trẻ bị phù nề họng, ảnh hưởng đến đường hô hấp gây khó thở. Nếu không được làm ấm ngay, cơ thể bị nhiễm lạnh quá mức sẽ gặp nguy hiểm. Thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong nữa đó các mẹ à. Do đó, các mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu như có các biểu hiện dị ứng nguy hiểm như trên nhé. Đồng thời, tránh việc trẻ bị dị ứng thì các mẹ cũng nên học cách phòng tránh chứng dị ứng thời tiết này đi là vừa. Cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Ảnh minh họa. Nguồn: Internet - Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, uống nước ép trái cây có vitamin C thường xuyên để cải thiện hệ miễn dịch mạnh khỏe. - Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe. - Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa vì đó là những yếu tố nguy cơ cho bệnh dị ứng khởi phát. - Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định và tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục. - Nếu ở trong phòng máy lạnh, chỉ nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời. - Về mùa đông, nên mặc ấm và giữ ấm đầu, tránh những nơi ồn ào náo nhiệt khiến cho không khí ngột ngạt dẫn đến hạ huyết áp và gây ra những cơn đau đầu. - Luôn giữ cho cơ thể trẻ ấm áp khi trời chuyển lạnh, nhất là các bộ phận dễ nhiễm lạnh như cổ, tai, tay,... - Nếu đi ngoài trời mưa, hãy che chắn cẩn thận để cơ thể trẻ không bị ngấm nước. - Khi cơ thể trẻ có triệu chứng lạ do thời tiết thay đổi cần đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đó là một số thông tin về chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ mà phụ huynh hay bất kỳ ai cũng nên biết. Và với những thông tin hữu ích trên thì khi có ai hỏi "trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?" thì các mẹ hãy cho họ biết tất tần tật những điều này nhé. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho việc chăm sóc con cái của các mẹ. Tổng hợp