Tranh cãi trách nhiệm xử lý công ty giám định bảo hiểm làm sai

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 3/5/19.

  1. Tranh cãi trách nhiệm xử lý công ty giám định bảo hiểm làm sai

    Tranh cãi trách nhiệm xử lý công ty giám định bảo hiểm làm sai

    LIÊN HỆ (575 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 3/5/19 lúc 15:52
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Tiếp theo bài báo “Bộ Tài chính cần kiểm tra, rà soát hoạt động giám định bảo hiểm”, Đầu tư Chứng khoán tiếp tục nhận được các ý kiến đa chiều liên quan đến hoạt động giám định thiếu trung thực, khách quan là nguyên nhân chính gây ra tranh chấp bảo hiểm.


    Phụ trách pháp chế 1 DNBH lớn cho biết, không cần cơ chế kiểm tra của cơ quan quản lý vì bản thân nhà giám định đã phải chịu trách nhiệm về tính độc lập, khách quan của kết quả giám định. Do đó, luật chỉ cần cơ chế về việc đảm bảo tính khách quan của giám định trong bảo hiểm, chẳng hạn cần có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm trong giám định, quy định loại tài sản nào, số tiền bao nhiêu cần giám định độc lập…

    Trong khi đó, mấu chốt của vấn đề, theo ông Phùng Đắc Lộc, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm là công ty giám định bảo hiểm thành lập theo Luật Doanh nghiệp, không thuộc Luật Kinh doanh bảo hiểm nên Bộ Tài chính khó có thể quản lý, giám sát, kiểm tra thanh tra.

    Cùng chung quan điểm, đại diện Công ty giám định Vina Pacific cho biết, trong trường hợp báo cáo giám định được cho là có vấn đề, thiếu trung thực, khách quan thì các bên có thể kiện ra toà, còn hiện tại chưa thấy cơ quan quản lý nào xử lý.

    Trong bối cảnh này, ngày 25/4 vừa qua, Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội đã tiến hành thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo tờ trình của Chính phủ, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vốn đang tồn tại trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, trong đó có giám định bảo hiểm, nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định về dịch vụ này.

    Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời trước khi Việt Nam gia nhập WTO, thực tế khi đó chưa xuất hiện nhiều dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thường thực hiện luôn các dịch vụ phụ trợ nên không cần thiết phải sửa luật.

    Tuy nhiên, do đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, nên đặt ra yêu cầu cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để bổ sung quy định về vấn đề này.


    Đầu tư Chứng khoán đã có trao đổi với ông Trần Nguyên Đán chuyên gia bảo hiểm về quy định giám sát công ty giám định bảo hiểm tại các thị trường quốc tế.

    Việc quản lý, giám sát công ty giám định tại các nước được quy định ra sao?

    Mỗi quốc gia có các quy định khác nhau. Trong đó, thị trường bảo hiểm Hoa Kỳ là thị trường phức tạp bậc nhất thế giới nên các quy định về luật, cũng như mô hình hoạt động thường được tham chiếu cho các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có nền bảo hiểm non trẻ.

    Tại Hoa Kỳ, Hiệp Hội Bảo hiểm quốc gia (NAIC) là đơn vị cấp phép cũng như quản lý hoạt động của các giám định viên và công ty giám định bảo hiểm. Họ có một loạt các quy định được luật hóa về tiêu chuẩn hành nghề, phương thức hoạt động, thù lao giám định, cũng như các quy định cụ thể về việc xử lý các sai phạm.

    Trường hợp công ty giám định phát hành báo cáo thiếu trung thực, khách quan sẽ bị xử lý ra sao?

    Tại các nước, trường hợp công ty giám định bảo hiểm làm sai, phát hành báo cáo sai rất hiếm khi xảy ra vì họ làm việc độc lập và hoàn toàn không bị tác động bởi các bên (cả khách hàng và công ty bảo hiểm). Thực tế, hoạt động của các công ty giám định công cộng, còn gọi là công ty giám định độc lập rất giống với phương thức của công ty kiểm toán độc lập. Nếu không thể kết luận, họ sẽ thông báo không đủ cơ sở để kết luận, thay vì kết luận “bừa”.

    Tuy nhiên, nếu làm sai thì tùy theo mức độ mà công ty giám định sẽ bị xử lý từ phạt tiền, đình chỉ hoạt động một thời gian, chuyển qua xử lý hình sự và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn… Trường hợp nặng thường là liên quan đến đạo đức như cố tình bóp méo sự thật vì lợi ích kinh tế hoặc nhận hối lộ.

    Ai sẽ xử lý khi công ty giám định làm sai? Xử lý cá nhân hay tổ chức giám định?

    Cơ quan đầu tiên phải xử lý công ty giám định làm sai chính là NAIC – cơ quan cấp phép và quản lý các nhà giám định công cộng. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp có thể xử lý nếu sai phạm có dấu hiệu vi phạm luật tội phạm (criminal law). Nếu sai phạm chỉ do giám định viên thì giám định viên sẽ bị xử lý, nhưng nếu trong sai phạm có dấu hiệu chỉ đạo của ban quản lý công ty giám định thì cả giám định viên và ban quản lý sẽ bị xử lý.

    Trong trường hợp công ty bảo hiểm sử dụng một báo cáo giám định sai để chi bồi thường sai thì quyết định chi trả bồi thường (hoặc từ chối bồi thường) không có hiệu lực. Khi đó, khách hàng có quyền khiếu nại trực tiếp đến các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm của bang hoặc khiếu nại lên NAIC. Tuy nhiên, trước đó, khách hàng có quyền yêu cầu được giám định lại bởi một nhà giám định độc lập khác.

    Hiệp hội bảo hiểm các nước thường ứng xử ra sao nếu nhận được phản ánh của khách hàng rằng “công ty bảo hiểm chi bồi thường sai vì giám định thiếu trung thực”?

    NAIC chính là tổ chức quyền lực nhất trong các trường hợp này khi họ có quyền tước giấy phép hành nghề của giám định viên hoặc công ty giám định độc lập làm sai; có thể yêu cầu các cơ quan điều tra và khởi tố tội phạm nếu có dấu hiệu phạm tội. Nếu công ty bảo hiểm có dấu hiệu cấu kết với công ty giám định độc lập để từ chối bồi thường thì hành vi đó của cả công ty bảo hiểm và công ty giám định được xem là “immoral” - tức là vô đạo đức, nhiều khả năng các cá nhân liên quan sẽ bị điều tra và truy tố.


    Kim Lan
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này