Tranh cãi kịch liệt lời BS Nhi khuyên: "Tắm nắng hiệu quả nhất là lúc 12 giờ trưa"

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Xuongrong9x, 11/6/19.

  1. Tranh cãi kịch liệt lời BS Nhi khuyên: "Tắm nắng hiệu quả nhất là lúc 12 giờ trưa"

    Tranh cãi kịch liệt lời BS Nhi khuyên: "Tắm nắng hiệu quả nhất là lúc...

    LIÊN HỆ (447 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Xuongrong9x
    3. Ngày đăng: 11/6/19 lúc 15:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Xuongrong9x

    Xuongrong9x Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Theo quan niệm của ông bà, em bé được tắm nắng sớm trong ngày là tốt nhất. Từ bao đời nay, các bà mẹ vẫn áp dụng quan niệm này để tắm nắng cho con vào lúc sáng sớm, tầm 6h đến 7h sáng. Nhưng liệu điều này có đúng?
    Hồi mới sinh Pupu nhà em, ai cũng mặc đinh việc phơi nắng là đương nhiên vì bao đời nay, đứa con nít trong tháng nào cũng phải vượt qua quy trình tắm nắng, hơ lá trầu mỗi ngày.

    Có mỗi con bạn em bên Mỹ nghe em bảo thế thì la trời la đất kêu bác sĩ bên này khuyên là phơi nắng không cần thiết, chẳng có tác dụng gì. Em nghe mà cũng lùng bùng lỗ tai, các cụ ở nhà thì bảo vớ vẩn, Mỹ khác, Việt Nam khác. Thú thật em cũng mò trên mạng thì thấy hầu như ở nước ngoài, các em bé không được tắm nắng, nhưng nghĩ các cụ cũng có cái lý của mình, bao đời nay vẫn thế. Thế là sáng sáng chồng em lại cắp con ra nhà ngoài phơi nắng. Bẵng đi 1 thời gian em cũng quên mất vụ tắm nắng này, cho tới khi đọc được thông tin gần đây trên mạng do các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ:
    Bắt đầu từ 1 bài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (được nhiều người biết đến với nick name Bác sĩ mê con nít) về việc bổ sung thêm Vitamin D dạng xịt cho bé, có đề cập đến cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cộng đồng mạng xôn xao trước những kiến thức mà bác sĩ cung cấp, trong đó có 1 đoạn cụ thể như sau:
    "Nói nôm na là tia cực tím (UV) chúng ta có 3 loại
    - UV (A) là cái tia vừa gây già, gây xấu và gây ung thư da. Tia này nó bước sóng dài 320-400nm nên nó xuyên qua được ozone, mây, bụi…và xuyên sâu vào da. Có 1 sự thật là từ lúc 6h sáng mặt trời mọc nó có tia này và nó xuất hiện cho đến khi mặt trời lặn.
    - UV (B) là cái tia 290-320nm ngắn hơn nhưng lại là cái tia giúp cơ thể tạo vitamin D khi nó tiếp xúc với 7-dehydrocholesterol (7-DHC) có ở da.
    - UV (C) bị văng ngược lại vũ trụ do tầng ozone cản nên khỏi bàn

    [​IMG]

    Hình minh họa của BS Nguyễn Thanh Sang

    Và theo GS. Roy Geronemus, GS da liễu ở Đại Học Y Khoa New York thì “Cơ thể chúng ta chỉ tạo được một lượng nhất định vitamin D mỗi ngày khi tiếp xúc với UV-B chứ không phải là mãi mãi. Và khi tiếp xúc quá nhiều thì các vitamin D vừa tổng hợp ở da sẽ bị phá huỷ dưới tác dụng vật lý”.
    Bạn có biết rằng chỉ có khung giờ từ 10h trưa tới 2h chiều mới là khung giờ đủ lượng UV-B để tổng hợp vitamin D? Nghĩa là 10h trưa xách “mặt trời bé con” ra phơi dưới mặt trời to bự, lột trần nó hết ra xong rồi ngồi nghe từ bà nội, bà ngoại chì chiết cho đến bà hàng xóm nhiều chuyện xía vô.
    Và khi bé nó “hứng” xong lượng UVB đó thì nó được “tặng” thêm 1 lượng UVA gây nguy cơ ung thư da tương tự cho cả 2 mẹ con luôn.
    Nhức đầu quá nên từ 2008, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) đã nhân đôi lượng Vitamin D khuyến cáo cho trẻ 1 tuổi từ 200IU/ngày lên thành 400 IU/ngày và dẹp luôn cái vụ khuyến cáo phơi nắng vì nguy cơ ung thư da.

    11 năm qua…..
    - Việt Nam ta vẫn khuyến cáo phơi nắng
    - Vẫn khuyến cáo khi nào thiếu vitamin D mới bổ sung
    - Vẫn chửi mấy mẹ không phơi con là không biết nuôi con..."

    [​IMG]

    Bao đời nay các mẹ vẫn phơi nắng con vào sáng sớm như 1 lẽ đương nhiên

    Điều này có nghĩa là việc bao đời nay chúng ta tắm nắng cho con vào lúc sáng sớm là ... hoàn toàn vô dụng bởi khối lượng tia UVB (giúp cơ thể tạo vitamin D ) cần thiết chỉ xuất hiện vào khung ... 10 giờ sáng đến 14h chiều. Và không nói ra thì ai cũng biết rằng giờ đó đến người lớn ra đường còn phải bịt kín mít người, bôi kem chống nắng từ đầu tới chân chứ đừng tới việc đem 1 em bé đỏ hỏn, da mỏng manh ra phơi nắng vào thời gian đó. 6h đến 7h sáng là khung thời gian các cụ cho là hợp lý, nhưng lượng tia UVB lại không đủ để cơ thể tạo ra vitamin D. Thế thì bác sĩ khuyên gì? Đó là :

    "Trẻ dưới 1 tuổi cần 400IU/ngày, mình thấy cứ mỗi ngày đè ra xịt 1 nhát vào miệng con lại có vẻ hay hơn.

    Trẻ trên 1 tuổi cho đến trẻ 70 tuổi cần 600IU/ngày, xịt luôn 2 nhát cho tiện

    Nguồn thức ăn giàu D: dầu gan cá, sữa đậu nành, nước cam, lòng đỏ trứng gà và gan bò

    Khi phơi nắng quá lâu thì vitamin D vừa tạo ra sẽ bị hủy luôn, lại còn được tặng thêm 1 mớ UV(A) vừa già đi, xấu đi vừa gây ung thư da

    Dù có ăn bao nhiêu canxi và phospho nhưng thiếu Vitamin D thì lượng canxi, phospho đó cũng đi ra ngoài theo phân

    Giai đoạn vàng bổ sung vitamin D cho con là 1000 ngày đầu đời. Sau giai đoạn này, vẫn nên đảm bảo dinh dưỡng cho con tới tuổi dậy thì (14-15 tuổi)"

    Đồng quan điểm, bác sĩ Hùng Ngô (Hà Nội) cũng cho rằng thời gian phơi nắng hiệu quả nhất là từ 10h sáng đến 3h chiều, tốt nhất là 12h trưa vì lúc này bức xạ tia UVB cao nhất. Một bài chia sẻ về việc tắm nắng của bác sĩ có đoạn như sau:

    "Để phơi nắng có hiệu quả, thì phải phơi từ 10h sáng đến tầm 3h chiều, tốt nhất 12h trưa lúc có tia UVB cao nhất. Căn cứ vào lời khuyên “phơi nắng trước 9 giờ sáng” thì có thể tạm rút cái kết luận là cái này nhiều người không biết. Tuy nhiên, việc phơi nắng này chỉ hiệu quả với tình cảnh khoả thân ở trần không bôi trét cái gì cả dưới nắng trời của khí hậu ôn đới châu Âu. Còn với khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng như đổ lửa của Việt Nam, thì đến người lớn mà phơi nắng giữa trưa còn cháy chứ đừng nói đến làn da mỏng manh của các bé nhũ nhi."

    Và bác sĩ cho rằng thay vì tắm nắng cho con hàng ngày thì các mẹ bỉm sữa có 1 phương pháp nhẹ nhàng hơn nhiều, đó là bổ sung vitamin D dạng giọt hay dạng xịt cho con:

    [​IMG]

    Bác sĩ Hùng Ngô thì cho rằng chỉ cần bổ sung Vitamin D bằng đường uống là đủ

    "Có 1 dạng Vitamin D3 mình rất thích dùng cho trẻ, đó là dạng xịt. Chỉ cần xịt vào khoang miệng trẻ 1 nhát là xong. Vitamin D sẽ hấp thu trực tiếp qua hệ mao mạch trong khoang miệng vào trực tiếp máu rồi qua gan chế biến tại đó. Hiệu quả đương nhiên là tốt, đặc biệt tiện dụng. Với mình, cái nào dễ và đơn giản thì nên phổ biến vì sẽ ít gặp sai lầm....

    Lựa chọn thiệt hơn sử dụng phương pháp nào tuỳ quan điểm suy xét của mỗi người. Còn bài này là trả lời cho nhiều bà mẹ cứ nhắn tin hỏi mình làm thế nào mới đúng. Tự nhiên có thể tốt nhưng cái gì đơn giản ít nguy cơ thì nên dùng."

    Cũng liên quan đến vấn đề phơi nắng, bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh) thông tin, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tổng hợp vitamin D gần đây đã được thay đổi và không còn khuyến khích. Bác sĩ cho biết trên trang cá nhân 2 lý do không khuyến khích việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh:

    " Da của nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh và rất nhạy cảm với các tác động của tia UV. Thời điểm tắm nắng phù hợp để da trẻ tổng hợp Vitamin D là trùng với thời điểm có nhiều tia UV. Do đó, trẻ rất dễ bị tổn hại bởi tia UV.
    Khí hậu và môi trường bắt đầu thay đổi do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường so với thời điểm 10 năm trước đây. Những lo ngại của các nhà sức khỏe về mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tia nắng và khả năng hấp thụ. Hơn nữa, có những báo cáo liên quan giữa viêc tắm nắng và viêm hô hấp ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ."

    [​IMG]

    Việc bổ sung Vitamin D cho bé có thể nhẹ nhàng hơn chỉ bằng vài giọt Vitamin D dạng lỏng?

    Thông tin này ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa bởi quan niệm chỉ nên cho trẻ phơi nắng trước 8h sáng dường như đã “ăn sâu trong tiềm thức”, trở thành sai lầm phổ biến.Nhiều mẹ Việt bất ngờ vì từ trước tới nay vẫn được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn tắm nắng càng sớm càng tốt hoặc chỉ phơi nắng sau 5h chiều. Sự trái chiều khiến không ít người hồ nghi và băn khoăn. Vậy, vì sao các bác sĩ lại đưa ra khuyến cáo này?

    Theo công bố từ các nhà khoa học trên thế giới, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Thông tin này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

    Thực tế, lúc sáng sớm, khi ánh sáng mặt trời có màu đỏ hay vàng cam, là chỉ có những tia sáng của phổ màu đỏ đến vàng cam đến được mặt đất (do chúng là những tia sáng có bước sóng dài, có khả năng xuyên qua bầu khí quyển). Còn những tia sáng khác chưa thể đến được mặt đất, trong đó có tia quan trọng nhất để da tổng hợp vitamin D - tia cực tím B (UVB).

    [​IMG]

    Nhiệt độ lúc 7 giờ sáng ở TP.HCM có lúc vượt ngưỡng 30 độ C

    Tia cực tím (UV) có bước sóng còn ngắn hơn tia tím, khoảng 10-400 nm, trong đó tia UVB có bước sóng từ 280-315 nm. Vì tia cực tím UVB có bước sóng rất ngắn nên nó bị chặn lại bởi bầu khí quyển, và chỉ khi mặt trời đứng bóng (khoảng từ 10h sáng đến 3h chiều) thì cũng chỉ có khoảng 3% tia UVB đến được mặt đất.

    Nhưng vấn đề là da của bé nhỏ rất mỏng manh và nhạy cảm, hệ thống bảo vệ da chưa hoàn chỉnh, nên việc cho bé tắm nắng (tức là tiếp xúc tia UVB) sẽ gây hại cho bé (gây ung thư da, lão hóa da hay ngay tức thời gây bỏng da). Do đó, nắng sớm thì không có tia UVB, không bổ gì cho xương, còn nắng trưa có UVB thì lại gây hại da.

    Điều này không có nghĩa là việc tắm nắng không được khuyến khích, mà như bác sĩ Hùng Ngô đã chia sẻ, việc gì dễ thì ta cứ làm. Thay vì sáng sớm lọ mọ ẵm em bé ra phơi nắng thì chỉ cần bổ sung vài giọt Vitamin D dạng lỏng. Đặc biệt khí hậu nước ta, nhất là ở miền Nam, nắng nóng gay gắt từ sáng sớm có thể làm tổn thương đến da, mắt của bé. Em thì nghĩ cũng hợp lý đó các mẹ, ở các thành phố lớn bây giờ cũng quá sức ô nhiễm, không phải nhà nào cũng có điều kiện để phơi nắng con. Đem em bé ra ngoài lại cho con hít thêm 1 đống bụi. Tuy nhiên, ở những nơi có không khí xanh, sạch, khí hậu điều hòa thì phơi nắng cũng tốt đúng không các mẹ? Như bác sĩ Anh Nguyễn đã chia sẻ về việc nên hay không nên tắm nắng:

    "...Việc tắm nắng, ăn thực phẩm chứa vitamin D, và dùng thuốc bổ sung Vitamin D đều là những cách để lấy vitamin D tích cực. Những hướng dẫn luôn cần phải cập nhật để phù hợp với những phát triển mới để luôn đặt chất lượng-an toàn cho sức khỏe con người lên hàng đầu. Do đó, không là sai khi ai đó khuyên bạn tắm nắng, hơn nữa, tắm nắng lấy vitamin D là không sai, điều quan trọng là chúng ta cần luôn cập nhật để chọn cách phù hợp và tốt nhất."

    Các mẹ nghĩ thế nào ạ?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này