Trăng quầng, trăng tán là gì?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi phanhienqt, 9/5/19.

  1. Trăng quầng, trăng tán là gì?

    Trăng quầng, trăng tán là gì?

    LIÊN HỆ (300 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: phanhienqt
    3. Ngày đăng: 9/5/19 lúc 22:47
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. phanhienqt

    phanhienqt Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ông cha ta ngày trước thường "trông trời, trông đất, trông mây" để dự báo thời tiết. Và với những thứ "trên trời" thì Mặt Trăng và Mặt Trời rõ ràng là hai đối tượng dễ "trông" nhất. Có hai hiện tượng phổ biến liên quan đến Mặt Trăng, được ông cha ta đúc kết vào câu tục ngữ: "Trăng quầng thì cạn (hạn), trăng tán thì mưa", hay một phiên bản khác là "quầng cạn, tán mưa", và dùng chúng như một công cụ dự báo thời tiết.

    Vậy "trăng quầng" là gì? "Trăng tán" là gì?

    Trong tiếng Anh có hai hiện tượng tương ứng được gọi là Corona và Halo. Vấn đề của chúng ta ở đây là Quầng với Tán: Cái nào là Corona, cái nào là Halo? Câu trả lời như hình bên dưới.

    [​IMG]
    Lunar Halo - Trăng tán (ảnh trái) và Lunar Corona - Trăng quầng (ảnh phải).
    Định nghĩa

    Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1992) định nghĩa:
    • Quầng: vầng sáng tròn, nhiều màu sắc bao quanh các nguồn sáng, sinh ra do ánh sáng nhiễu xạ trên các hạt nhỏ cùng kích thước.
    • Tán: vòng sáng mờ nhạt nhiều màu sắc bao quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng do sự khúc xạ và phản chiếu ánh sáng qua màn mây.
    Như vậy thì cả hai hiện tượng Quầng và Tán đều tạo thành các vòng sáng bao quanh một nguồn sáng, chúng khác nhau ở cơ chế hình thành: Một bên là nhiễu xạ bởi hạt nhỏ cùng kích thước, và một bên là khúc xạ ánh sáng.
    Trong thiên văn học phương tây cũng có nói đến hai hiện tượng của Mặt Trăng: corona và halo, theo từ điển Oxford tiếng Anh thì được định nghĩa như sau:

    • corona là một vòng nhỏ của ánh sáng nhìn thấy xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng, do sự nhiễu xạ gây ra bởi các giọt nước.
    • halo là một vòng tròn của ánh sáng trắng hoặc nhiều màu xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng hay những vật thể sáng khác, gây ra bởi sự khúc xạ do các tinh thể băng trong bầu khí quyển.
    Đi sâu vào thuật ngữ khoa học, Atmospheric Optics mô tả hai hiện tượng này như sau:
    • Corona là một hiện tượng quang học được tạo ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng của Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao sáng... bởi sự hiện diện của các giọt nhỏ trong mây hoặc đôi khi là các tinh thể băng nhỏ. Trong tiếng Việt có thể gọi tên là Quang Hoa. Các quang hoa này có thể mở rộng đến 15º và thường bị "co dãn" khi các đám mây di chuyển qua. Một quang hoa được sinh ra khi mỗi tia sáng chạm vào mắt đã bị tán xạ bởi một giọt nhỏ.
    • Halo cũng là một hiện tượng quang học hiện diện ở nhiều dạng khác nhau, từ những hình dáng quen thuộc như một vòng sáng quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng, cho đến những sự kiện quý hiếm khi mà cả bầu trời đan lên những vòng cung phức tạp. Chúng được hình thành do sự khúc xạ và phản xạ ánh sáng bởi các tinh thể băng nhỏ xíu trong bầu khí quyển, chủ yếu là ở các đám mây ti và mây ti tầng. Trong tiếng Việt có thể gọi tên là Hào quang, phổ biến nhất là hào quang 22º, là một vòng sáng với bán kính 22º quanh Mặt Trăng hay Mặt Trời.
    Như vậy qua sự đối chiếu giữa các định nghĩa, có thể tạm thời kết luận như sau:
    • Halo (22º halo) = Tán
    • Corona = Quầng
    Ảnh bên trên là ảnh chụp thực tế tán Mặt Trăng (ảnh trái) và quầng Mặt Trăng (ảnh phải). Chúng ta thấy rõ tán Mặt Trăng là một vòng tròn sáng có bán kính 22º, trong khi quầng có kích thước nhỏ hơn, gồm các vòng sáng nhiều màu sắc bao sát quanh Mặt Trăng.
    Quầng và tán trong văn hoá dân gian Việt Nam

    Trong dân gian Việt Nam cũng có nhiều câu tục ngữ hay ca dao với chủ đề tương tự. Chúng ta hãy tham khảo tục ngữ của các cộng đồng dân tộc thiểu số:

    1. Trăng có quầng đen như sắt là sắp có mưa lũ, trăng có quầng vàng như đồng là hạn lâu. (Tày)
    2. Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa. (Thái)
    3. Mặt trăng đội nón đất khô, mặt trăng căng ô đất sụt. (Giáy)
    Nhìn vào hình bên trên và đối chiếu với 3 câu tục ngữ thì có thể thấy dân tộc Tày (1) và Thái (2) gọi trăng tán là có quầng đen hay đội nón sắt (cũng đen), còn trăng quầng là có màu vàng đồng.
    Đối với dân tộc Giáy (3) thì cách ví von khá thú vị: Nón đất - căng ô. Nón đất ở đây sẽ là quầng, còn căng ô sẽ là tán. Mình sẽ đi sâu hơn ở phần ngôn ngữ học ngay sau đây.

    Corona và halo trong văn hoá dân gian phương tây

    Trong văn hoá dân gian phương tây nhắc đến halo thì có câu: "ring around the moon means rain soon" (Mặt Trăng có vòng thì sẽ sớm có mưa). Câu tục ngữ này lại tương đương với "trăng tán thì mưa" ở Việt Nam. Ngoài ra còn có:

    • "If there is a halo round the sun or moon, then we can all expect rain quite soon." - Có tán trăng hay trời, mưa sắp đến mà thôi.
    • "The bigger (and brighter) the ring, The nearer the rain!" – Vòng càng to càng sáng, hẳn là sắp mưa sang.
    • "Circle near, water far; Circle far, water near." – "Vòng gần, nước xa; Vòng xa, nước gần".
    Trong dân gian Trung Quốc hiện tượng hào quang xung quanh mặt trăng cũng được nhắc đến như một dấu hiệu chuyển biến thời tiết có mưa và gió sắp đến. "A halo around the Moon is a sign of wind."

    [​IMG]

    Hình vẽ mô tả sự hình thành của mây Ti tầng Cirrostratus(Cs),nguyên nhân làm xuất hiện Tán Trăng, khi có một frông ấm đang đến gần. Credit: Wikimedia.


    Cơ sở khoa học của quầng và tán trong dự báo thời tiết
    Tuy là các dự báo dân gian theo cách rất thô sơ, nhưng đây là sự đúc kết kinh nghiệm qua rất nhiều lần quan sát và qua một thời gian dài, và thực tế không phải là không có cơ sở khoa học.

    Các tán hào quang (Halo) xuất hiện khi có sự hiện diện của các tinh thể băng ở trong các đám mây ti tầng Cirrostratus (ký hiệu Cs), hình thành khi đang có một khối không khí ấm nóng đang đến. Khối không khí này sẽ tạo nên Frông ấm kéo theo một khối áp suất thấp từ từ di chuyển. Luồng khí nóng sẽ tràn qua phía trên khối không khí lạnh hơn bên dưới, và tạo thành các đám mây ti tầng. Theo sau một frông ấm là một khu vực ấm nóng mà các khối không khí trong đó thường là ấm và ẩm, đây là nơi mà các cơn bão mạnh có thể hình thành.

    Trong khi đó các quầng quang hoa (corona) thường xuất hiện khi có các đám mây trung tích Altocumulus đí qua. Mây Trung tích (ký hiệu Ac) thường hình thành trong điều kiện khí quyển ổn định. Do đó quầng trăng có thể xảy ra trong 1 chu kì thời tiết ít biến đổi có thể là trong một chu kì hạn ít mưa.

    Đối chiếu lại với câu tục ngữ "Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa" cho thấy rõ ràng là hợp lý.

    [​IMG]

    Hình 2. Vị trí các đám mây theo chiều cao.

    Quầng và Tán về phương diện ngôn ngữ học
    "Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa" là một câu tục ngữ thuần Việt, do đó ắt hẳn sẽ có ghi chép đâu đó trong các tài liệu cổ. Qua quá trình dày công tìm kiếm thì mình phát hiện có một đầu sách viết bằng... chữ Nôm có nhắc đến câu tục ngữ này: Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục, 1914, trang 2b.


    [​IMG]
    Thứ tự viết được sửa lại thành từ trái qua phải hàng ngang thay vì từ trên xuống dưới hàng dọc như trong sách, đọc như tiếng Việt hiện đại chúng ta đang dùng. (Thực ra thì là một ngôn ngữ chỉ khác ở cách viết).
    Vì là chữ Nôm nên Google Translate không thể dịch được.

    Sử dụng từ điển chữ Nôm để tra nghĩa các chữ Quầng (䨔) và Tán (傘) ta có:

    • 䨔 quầng: Vầng sáng mờ bao quanh một tinh thể vũ trụ.
    • 傘 tán: Đồ dùng che mưa nắng khi rước kiệu, như tàn nhưng lớn hơn. Hình dung vòm cây tạo bóng rợp do cành lá vây tròn.
    Có thể hiểu Tán ở đây như là một cái ô tròn lớn, chứ không phải là "tán xạ" hay "phân tán" như nhiều người lầm tưởng. Từ đó có thể liên tưởng đến các câu tục ngữ ở trên ví trăng tán là "căng ô". Chữ Tán ở đây chỉ đơn thuần là mô tả hình dáng của Mặt Trăng và vòng sáng rộng lớn bao quanh với nền đen ở giữa (ảnh trái), hoàn toàn không liên quan đến các tính chất vật lý ánh sáng.
    Nhầm lẫn giữa Quầng và Tán

    Trong thực tế hiện nay, hầu hết các trang mạng đều định nghĩa và kèm theo cả hình ảnh theo cách hoàn toàn trái ngược so với định nghĩa nêu trên, cho rằng Quầng là Halo và Tán là Corona. Thậm chí có nơi còn "sáng tạo" hẳn một định nghĩa mới cho Corona: "ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt". (theo định nghĩa đã nêu ở phía trên thì corona hình thành do tia sáng bị nhiễu xạ bởi MỘT giọt nhỏ đến mắt người chứ không phải do khúc xạ nhiều lần).

    Thậm chí có sách giáo trình Khí Hậu Và Khí Tượng Đại Cương dành cho giảng dạy đại học cũng gọi tên theo cách ngược lại như vậy.

    Một điều trùng hợp là người Trung Quốc cũng gọi Halo là Quầng (暈) như cách gọi của truyền thông Việt Nam hiện nay.

    Tuy nhiên, nếu đối chiếu với việc dự báo thời tiết theo cách hiểu này thì có vẻ như không đúng lắm, thậm chí là ngược lại. Thường thì khi nhìn thấy Corona, hiếm khi sau đó có mưa dù là có các đám mây lướt qua Mặt Trăng tạo nên quầng quang hoa nhiều màu sắc như cầu vồng kia. Trong khi đó, khi xuất hiện vòng sáng halo thì sau đó ít hôm có thể lại có mưa rơi.

    Bằng chứng gần nhất là vào ngày 26/4/2019 vừa rồi ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng xuất hiện một vòng tròn sáng quanh Mặt Trời. Hầu hết các mặt báo đều gọi đó là quầng, và nếu là như vậy thì thời tiết tiếp theo sau đó dự kiến sẽ hạn. Thế nhưng những ngày tiếp sau đó, Câu lạc bộ Thiên văn Đà Nẵng tổ chức quan sát bầu trời thì gặp mây và mưa (chứ không phải khô hạn như câu "trăng quầng thì hạn").

    [​IMG]

    Ảnh: Tán Mặt Trời ở Tam Kỳ ngày 26/4/2019.

    Kết
    Đến đây, theo mình thì đã rõ ràng: Quầng là Corona, còn Tán là Halo (vòng tròn hào quang 22 độ). Mặc dù rằng đang có một sự nhầm lẫn tai hại về ngôn ngữ học trong cộng đồng hiện nay, thì bằng việc chứng minh được nguồn gốc của từ ngữ và bản chất vật lý của từng hiện tượng, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên lý thú này.

    Tham khảo

    1. Vật Lý Thiên Văn: Hiểu đúng về câu tục ngữ "trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa"
    2. VLTV: Quang hoa (corona): Hiện tượng và bản chất vật lý
    3. VLTV: Hào quang tinh thể băng (ice halo): Hình dáng và nguồn gốc hình thành
    4. Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục, 1914, trang 2b.
    5. Atmospheric Optics: Corona
    6. Atmospheric Optics: Ice halo
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này