Trải nghiệm Keychron K1: bàn phím cơ Bluetooth, rất mỏng, hỗ trợ tốt cho Mac

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw, 1/6/19.

  1. Trải nghiệm Keychron K1: bàn phím cơ Bluetooth, rất mỏng, hỗ trợ tốt cho Mac

    Trải nghiệm Keychron K1: bàn phím cơ Bluetooth, rất mỏng, hỗ trợ tốt...

    LIÊN HỆ (620 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw
    3. Ngày đăng: 1/6/19 lúc 21:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. bk9sw

    bk9sw Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Keychron K1 là chiếc bàn phím cơ không dây hiếm hoi hỗ trợ Mac với layout chuẩn cũng như Windows và các nền tảng di động khác. Sản phẩm này bước ra từ chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter và đã bắt đầu được bán thương mại với giá từ 74 USD cho phiên bản TKL đèn LED trắng cho đến 94 USD cho phiên bản mà mình trên tay dưới đây:




    Phiên bản Keychron K1 mình đang dùng là bản 104 phím full-size không dây. Phiên bản này thực tế chỉ phù hợp để sử dụng tại chỗ với nhiều thiết bị cùng lúc. Nếu anh em thích mang theo thì nên chọn mua phiên bản TKL hoặc các loại phím cơ cỡ nhỏ.
    Keychron K1 có gì hay?


    [​IMG]
    Nó là con phím có thiết kế mỏng, kết nối Bluetooth hoặc có dây và đặc biệt hỗ trợ Mac. Mình thì không bao giờ xài MacBook hay máy tính của Apple nói chung nhưng mình phải nhấn mạnh về yếu tố hỗ trợ Mac trên chiếc Keychron K1 này bởi không nhiều bàn phím cơ trên thị trường hỗ trợ Mac, chưa kể là bàn phím không dây. Thêm vào đó những chiếc phím cơ thiết kế cho Mac như dòng Martial lại đắt tiền, rất dày, khó có thể đem theo được.
    [​IMG]
    Về thiết kế, Keychron K1 không đẹp. Nhiều anh em thích xài bàn phím cơ bởi nét cổ điển của nó nhưng Keychron K1 lại trông giống như một chiếc bàn phím membrane thông thường, phẳng, vuông và đơn điệu. Bàn phím có độ mỏng chỉ 18 mm, bằng 1 nửa so với độ dày của một chiếc bàn phím cơ thông thường và phần khung vỏ được làm bằng nhôm, theo Keychron nói là nhôm máy bay. Nó cứng thật sự, mình đã thử vặn bẻ nó nhưng không xi nhê.
    [​IMG]
    Thiết kế phím hơi nghiêng một góc khoảng 5 độ. Mặc dù không tích hợp chân chống thay đổi độ nghiêng nhưng với thiết kế mỏng và độ nghiêng này đủ để mang lại trải nghiệm gõ thoải mái. Minh dùng chiếc bàn phím này gõ cả ngày, không thấy mỏi hay tức cổ tay. 4 miếng cao su nhỏ gắn dưới phím chống trượt tốt trên mặt bàn phẳng như bàn gỗ hay kính.
    [​IMG]
    Khá giống với chiếc bàn phím Lofree DOT mà lần trước mình có giới thiệu đến anh em, Keychron K1 cũng có 2 nút nằm ở cạnh phím. Một nút có chức năng bật/tắt, chuyển chế độ Bluetooth hay xài kết nối có dây và nút còn lại giúp chuyển layout nhanh giữa Mac/iOS hay Windows/Android. 2 nút này nằm khá khuất và trong tình huống bạn dùng Keychron K1 với cả máy Mac và Windows thì việc chuyển layout không thuận tiện.
    [​IMG]
    Keychron K1 có pin tích hợp và dùng cổng sạc USB-C kiêm luôn cổng kết nối có dây. Đây là điểm cộng bởi USB-C đang là xu hướng. Keychron cho biết K1 bản 107 phím như mình đang dùng cho thời lượng sử dụng liên tục 10 giờ với đèn RGB bật.
    Kết nối Bluetooth, chuyển đổi nhanh giữa các thiết bị:


    [​IMG]
    Để kết nối Keychron K1 thì chúng ta chỉ việc nhấn tổ hợp Fn + số 1 hoặc 2 hoặc 3. Nhấn giữ cho đèn Bluetooth nằm gần phím Esc nhấp nhay và kết nối giống như những chiếc bàn phím Bluetooth khác. Nếu anh em kết nối với 3 thiết bị thì khi cần chuyển đổi qua lại, chúng ta cũng dùng tổ hợp Fn + phím số 1 2 3 tương ứng nhưng chỉ cần nhấn tổ hợp này 1 lần. Cách pair và switch này rất giống với nhiều mẫu bàn phím hỗ trợ đa thiết bị hiện tại.
    [​IMG]
    Tốc độ chuyển đổi giữa các thiết bị ra sao? Theo mình nhận thấy Keychron K1 mất khoảng hơn 1 giây để chuyển từ máy này sang máy kia. Tốc độ này chưa phải tức thời nhưng nhấp nhận được. Hiện tại đa phần các bàn phím hỗ trợ kết nối đa thiết bị đều mất trên 1 giây để chuyển đổi giữa các thiết bị.
    Có một đặc điểm khi sử dụng Keychron K1 là nếu để không trong một khoảng thời gian tầm vài phút, bàn phím sẽ tự động đưa về trạng thái nghỉ để tiết kiệm pin, nó cũng ngắt kết nối tạm thời. Do đó khi muốn gõ phím trở lại, nó vẫn sẽ mất hơn 1 giây để kết nối lại.

    Cảm giác gõ Keychron K1:


    [​IMG]
    Để đạt được độ mỏng 18 mm thì Keychron K1 sử dụng một loại switch dạng low-profile của hãng Fraly. Hãng này mình mới nghe tới lần đầu và thiết kế switch này rất khác so với dòng low-profile của Cherry MX và gần như là một bản sao của dòng switch Kailh Choc.
    [​IMG]
    Switch dùng trên Keychron K1 là dạng clicky (Fraly Blue) và nhiều ý kiến cho rằng nó là bản sao của Kailh Choc White. Thiết kế switch dẹp với độ dày toàn switch chỉ 11 mm trong khi switch Cherry MX Blue thông thường có độ dày khoảng 18,5 mm. Dù mỏng nhưng Fraly Blue vẫn có đầy đủ các món ăn chơi như tiếng clicky quen thuộc và cả khấc phản hồi tactile pump. Dù vậy tiếng clicky không đanh to bởi lưỡi gà bé tẹo và khấc phản hồi cũng không rõ ràng lắm.
    [​IMG]
    Tổng hành trình phím ở 3 mm, điểm kích hoạt ở 1,5 mm trong khi hành trình của switch Cherry MX Blue đến 4 mm và điểm kích hoạt ở 2 - 2,2 mm. So về các con số này thì có thể thấy hành trình của Fraly Blue vẫn khá sâu, gấp đôi so với hành trình của bàn phím membrane hay laptop vốn chỉ từ 1,5 đến 1,7 mm. Lực nhấn của Fraly Blue cũng rất nhẹ, chỉ 45g là kích hoạt, lực nhấn này tương đương với Cherry MX Red nhưng do hành trình ngắn hơn và cảm giác phím mỏng hơn thành ra mình cảm nhận nó nhẹ hơn cả Cherry MX Red.
    [​IMG]
    Với việc trang bị switch dạng clicky và tactile như Fraly Blue thì Keychron K1 là một chiếc bàn phím thiên về typing - gõ văn bản, chat chit, chém gió dù vẫn có thể chơi game được. Mình dùng chiếc bàn phím này để làm việc và chơi game vào buổi tối, cảm nhận là thích dùng nó để gõ hơn chơi game bởi hành trình ngắn khiến việc spam phím không đã tay. Lúc nào mình cũng có cảm giác switch mong manh nên thiếu tự tin với thao tác.

    [​IMG]
    Gõ phím trên Keychron K1 cho mình một cảm giác xen lẫn giữa bàn phím màng và bàn phím cơ. Với thiết kế keycap phẳng và mỏng giống như bàn phím membrane, mình có thể lướt phím nhanh và gõ nhanh trong khi vẫn có được cảm giác cơ học đặc trưng trên mỗi phím bấm. Dù vậy nếu anh em yêu thích tiếng clicky thì sẽ thấy chán trên Keychron K1 bởi gõ chậm còn nghe được tách bạch, tới khi gõ nhanh thì tiếng clicky trở thành tiếng xộn xạo, rối nùi không còn hay nữa. Nó giống như tiếng anh em lấy 1 mớ bao nilon vò vò lại với nhau.
    Layout phím, keycap và đèn đóm:


    [​IMG]
    Mình nói về layout và keycap một chút vì đây sẽ là thứ ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm gõ phím. Keychron K1 như phiên bản 104 phím mình đang dùng có layout khá tiêu chuẩn, nó giống với layout của bàn phím full-size thông thường nhưng có thêm một vài nút chức năng như mở nhanh Cortana/Siri tương ứng trên Windows/Mac, một nút có biểu tượng như screenshot và một nút để chỉnh nhanh hiệu ứng đèn.
    Layout thoáng, khoảng cách các phím rộng rãi, các ngón tay dễ dàng duỗi thẳng, không bị tù nên giảm mỏi khi gõ lâu và gõ nhanh. Tuy nhiên có một số điểm mình chưa ưng ý trên keycap của Keychron K1.

    [​IMG]
    Keycap bằng nhựa ABS và là một khối nhựa trong, mặt phím được sơn phủ một lớp nhám mịn để tăng cảm giác gõ và các ký tự trên phím được khắc laser chính xác, độ nét ký tự cao nhằm đảm bảo đèn bàn phím bên dưới có thể hắt lên rõ ràng. Về mặt thẩm mỹ thì nó rất ổn nhưng thiết kế bề mặt keycap phẳng và bố cục các hàng phím cũng phẳng đều, không cong kiểu contour hay xếp bậc kiểu stair thành ra bạn sẽ cần phải làm quen với layout, khoảng cách giữa các phím trước khi có thể gõ nhanh được. Thêm vào đó keycap phẳng khiến đôi khi ngón tay bị tuột khỏi phím, với những ai có thói quen để móng tay dài thì trải nghiệm gõ sẽ khó khăn hơn.
    [​IMG]
    Một thứ mình quan tâm nữa là độ bền của keycap, dù là ABS bền nhưng mặt sơn đen có thể sẽ phai màu theo thời gian. Keycap kết nối với switch bằng 2 ngàm đặc biệt, không phải loại dễ tìm mua để thay thế trên thị trường.
    [​IMG]
    Còn về đèn RGB thì bản thân Fraly Blue đã có thiết kế tối ưu cho đèn RGB với phần vỏ (housing) của switch làm trong suốt, đèn LED tích hợp bên trong nên ánh đèn phát ra đều và ngọt mắt. Hiệu quả chiếu sáng tốt và nếu anh em thích màu mè thì Keychron K1 hoàn có thể đáp ứng với hàng tá hiệu ứng màu sắc, chớp nháy các thể loại. Dù vậy bạn không thể tùy biến màu trên từng phím, chỉ có thể dùng profile cài sẵn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này