Tốt nghiệp Đại học, cô nữ sinh chọn nghề quét rác: Tìm việc 'hạnh phúc' hơn là ngồi không

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi DiepTra206, 10/2/20.

  1. Tốt nghiệp Đại học, cô nữ sinh chọn nghề quét rác: Tìm việc 'hạnh phúc' hơn là ngồi không

    Tốt nghiệp Đại học, cô nữ sinh chọn nghề quét rác: Tìm việc 'hạnh phúc'...

    LIÊN HỆ (307 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: DiepTra206
    3. Ngày đăng: 10/2/20 lúc 12:05
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. DiepTra206

    DiepTra206 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tốt nghiệp Đại học, rất nhiều người trẻ rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Không ít trong số họ chọn cách ăn bám cha mẹ, về nhà nằm dài, chờ thời. Thời gian càng lâu, tuổi tác càng lớn, họ trở thành gánh nặng của xã hội, là "của nợ" của gia đình.
    Người ta gọi đó là thế hệ Boomerang, cứ quẳng đi rồi lại quay về, không thể tự do mà sải cánh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những con người có suy nghĩ tích cực, ví như cây chuyện của cô gái Thái Lan sau đây là một minh chứng.



    (Ảnhhttp: today.line.me)
    Suwanan Ketiam, tốt nghiệp ngành Tâm lý học ở Bangkok. Thay vì tìm việc liên quan đến ngành học, Suwanan chọn công việc dọn vệ sinh đường phố. Sau này, bức ảnh một bên mặc bộ quần áo cử nhân, một bên mặc đồ lao động của Suwanan đăng tải trên trang cá nhân gây sốt mạng xã hội Thái Lan.
    "Tốt nghiệp đại học không có nghĩa sẽ làm việc ở một văn phòng máy lạnh, lương cao. Tôi mới tốt nghiệp, có một công việc, lương không cao nhưng đủ chi tiêu và vẫn sẽ tiếp tục làm việc ở đây. Đó là một công việc thoải mái, không có quá nhiều áp lực, nó khiến tôi hạnh phúc", Suwanan chia sẻ.

    Nhiều người thắc mắc cô gái trẻ đã bỏ phí ngành học khi làm một công việc không liên quan, nhưng Suwanan cho biết những gì được đào tạo ở trường giúp cô rất nhiều. Cô phải giao tiếp với nhiều người, nhiều gia đình, hiểu thái độ, tâm lý của họ giúp công việc của cô trơn tru hơn.

    Được biết, Suwanan lớn lên trong một gia đình khá khó khăn. Mẹ cô đã rất vất vả để nuôi nấng con gái đi học. Vì vậy, Suwanan chọn công việc này cũng vì muốn lo cho mẹ. Nếu làm việc cho nhà nước, cô sẽ được hưởng nhiều phúc lợi xã hội, mang lại các tiện ích cho người thân.


    (Ảnhhttp: today.line.me)
    "Đừng quá suy nghĩ về việc phải tìm một công việc lương cao. Hãy hỏi bản thân bạn thực sự muốn làm gì, hay có thoải mái với việc đang làm hay không. Hãy tìm công việc bạn thấy hạnh phúc hơn là ngồi đó chờ việc và không có đồng xu nào
    ", Suwanan chia sẻ.
    Lao động chân tay không có gì đáng xấu hổ

    Có lẽ trong mắt của nhiều người, việc đi nhặt rác sau khi tốt nghiệp đại học là hành động kém cỏi và thấp hèn. Nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác, bởi câu chuyện mưu sinh không có chỗ cho những giấc mông viễn vông.

    Thà rằng như cô gái này, chấp nhận cúi mình xuống để có miếng cơm, có chút tiền phụ đỡ cha mẹ, còn hơn là cao cao tự tại về nhà ăn bám, khiến gia đình mệt mỏi không thôi.

    Nên nhớ ở Nhật Bản, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo, từng cho sinh viên đến thực tập ở công ty tàu hỏa và việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp.

    Trong khi đó, xã hội giờ có nhiều người bằng cấp đầy mình nhưng chưa bao giờ làm tới những công việc chân tay, chưa từng trải qua cảm giác đổ mồ hôi suốt 8 tiếng, mặt mũi lấm lem, áo quần đầy bùn đất.


    Hình minh họa (Ảnh: baomoi.com)

    Những người trẻ đó giờ chỉ học trên giấy tờ, đọc sách, nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Đến khi gặp sự cố lại không thể giải quyết được vì vốn sống và suy nghĩ hạn hẹp, giản đơn.
    Vậy cho nên, lao động chân tay không có gì đáng xấu hổ, thực sự còn rất quý giá, giúp chúng ta có những trải nghiệm và kỹ năng để bước vào đời. Hơn hết, nó còn giúp gia đình ổn định, để mẹ cha bạc mái đầu không còn đau đáu vì con.

    Lại có kẻ nói, biết sớm đi nhặt rác thì học làm gì, tốn cơm tốn của, nhưng xin trả lời rằng, trong mọi trường hợp có học có hơn. Như cô gái cũng đã chia sẻ ở trên, cái hơn ở đây chính là khả năng xử lý và giải quyết vấn đề.

    Có nhiều người lao động chân tay nhưng tiền bạc dư dả. Như vậy việc học đại học không ảnh hưởng lắm miễn là bạn chí thú làm ăn và có đầu óc làm ăn. Nhưng khi xây nhà, họ không biết tính toán đường điện đi thế nào, nên đặt ổ điện ở đâu, bố trí vật dụng trong nhà ra sao.

    Còn khi sang nhà một người đã học qua cấp cao hơn như cao đẳng, đại học dù họ về làm công nhân nhưng mọi tính toán đều hợp lí. Đó là sự khác biệt giữa có học cao và không học cao.


    Suwanan quỳ gối cảm ơn mẹ trong ngày lễ tốt nghiệp. (Ảnhhttp: today.line.me)
    Phải biết vươn lên, đừng giậm chân tại chỗ
    Tuy nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt của nó, dẫu lao động chân tay là cần thiết và có ích nhưng phải biết phát triển đi lên thì con người mới thành công, kinh tế mới khấm khá. Như cô Suwanan, làm công nhân vệ sinh chỉ nên làm tạm thời, khi có nguồn thu ổn định, hãy tìm cách phát triển hơn nữa cho chính mình.

    Ví dụ như cô nên trau dồi ngoại ngữ, vừa học vừa làm để lấy chứng chỉ cao hơn, thậm chí rẽ sang một hướng khác nếu chuyên môn của mình không có đất dụng võ. Đừng sợ thất bại hay phí công, bởi con người, nếu chỉ mãi giậm chân một chỗ thì không tài nào khá lên được.

    Và nếu 10 năm, 20 năm sau, cô gái Suwanan vẫn đang còn nhặt rác, quét lá thì lúc ấy, câu chuyện của cô lại trở thành một câu chuyện đáng buồn, không thể ca ngợi được nữa.

    Ví như trường hợp của anh Vernon Kwek, người Singapor - được sinh ra trong gia đình có bố làm nhân viên vệ sinh. Lớn lên, - bất chấp sự phản đối của cha - anh cũng trở thành một công nhân vệ sinh toàn thời gian. Lúc ấy, anh bị bạn gái chê nghèo rồi bỏ.


    Vernon từ công nhân vệ sinh thành ông chủ (Ảnh: Người Đưa Tin)

    Nhưng sau đó, nhờ thông minh và nhanh nhẹn, anh được thăng lên chức giám sát, mức lương lúc này là khoảng 13,5 triệu đồng. Hai năm sau đó, chàng trai vượt qua nhiều người khác trở thành giám sát viên cao cấp, mức lương lên đến gần 20 triệu đồng.
    Dần dà sau 10 năm, Vernon bắt đầu gặt hái được những thành công lớn, anh là CEO của công ty vệ sinh, tổng cộng có hơn 3.000 nhân viên. Thu nhập mỗi tháng của anh khoảng 2 tỷ.

    Nhìn lại chặng đường đã qua, Vernon nói thành công của anh đến từ tinh thần không ngại khó ngại khổ. Anh cũng đọc nhiều sách, không ngừng nâng cao kiến thức mỗi ngày.

    Vậy mới nói, thường những người thành công là những người đi lên từ lao động chân tay, biết vượt qua quãng thời gian khó khăn để trở mình đứng dậy. Đừng chê công việc thấp hèn mà hãy chê mình quá tự cao tự đại và không có ý chí để vươn lên.

    Nguồn tham khảo: Vnexpress

    https://vnexpress.net/doi-song/tot-nghiep-dai-hoc-co-cu-nhan-chon-nghe-quet-rac-3734552.html
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này