Tìm ra lý do nhiều người học ngoại ngữ hay chêm tiếng Tây vào tiếng Việt

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi trungnguyenK, 14/6/19.

  1. Tìm ra lý do nhiều người học ngoại ngữ hay chêm tiếng Tây vào tiếng Việt

    Tìm ra lý do nhiều người học ngoại ngữ hay chêm tiếng Tây vào tiếng Việt

    LIÊN HỆ (459 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: trungnguyenK
    3. Ngày đăng: 14/6/19 lúc 17:52
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. trungnguyenK

    trungnguyenK Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mỗi lần nghe người ta chêm tiếng “Ing lít” vào tiếng Việt thì có một số người khó chịu, nhưng thật ra một số trường hợp họ “quên” tiếng Việt thật.

    Gần đây, vụ việc cô gái Giang Coco (20 tuổi) tham gia chương trình Love is blind liên tục nói tiếng Việt pha lẫn tiếng Anh đã gây tranh cãi rần rần trên mạng xã hội. Không ít ý kiến cho rằng cô gái cố tình khoe mẽ, ra vẻ “sành điệu” bằng cách pha tiếng Anh vào tiếng Việt như thế. Phía Giang Coco thì khẳng định do cô học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh nhiều nên gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ. Người phản đối, kẻ đồng tình. Không rõ Giang Coco quên tiếng Việt thật hay không, nhưng sự thật là tình trạng quên tiếng mẹ đẻ do sử dụng tiếng nước ngoài cũng có xảy ra và đã được khoa học nghiên cứu.

    Monika Schmid, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học Essex, nói: “Một khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ khác, là hai hệ thống ngôn ngữ bắt đầu cạnh tranh với nhau (trong não)”. Không chỉ những người định cư nước ngoài lâu dài, mà bất cứ ai cũng có thể quên tiếng mẹ đẻ khi học ngôn ngữ thứ hai.
    Schmid là một nhà nghiên cứu hàng đầu về “sự tiêu hao ngôn ngữ”, một lĩnh vực nghiên cứu về điều gì khiến chúng ta quên đi tiếng mẹ đẻ. Ở trẻ em, hiện tượng này có phần dễ giải thích hơn vì bộ não của chúng thường linh hoạt và dễ thích ứng hơn. Khoảng trước năm 12 tuổi thì kỹ năng ngôn ngữ của một trẻ tương đối dễ thay đổi. Nghiên cứu về những đứa bé được người nước ngoài nhận nuôi cho thấy, trẻ 9 tuổi có thể quên gần hết tiếng mẹ đẻ nếu chúng rời khỏi quê hương.

    [​IMG]
    Nhưng ở người lớn, ngôn ngữ đầu tiên (tiếng mẹ đẻ) khó biến mất hoàn toàn, ngoại trừ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, gây chấn thương tâm lý. Ví dụ như những người Đức gốc Do Thái rời khỏi Đức trong những ngày đầu của chế độ Đức Quốc Xã, trước khi xảy ra thảm sát tồi tệ nhất, có xu hướng nói tiếng Đức tốt hơn, mặc dù họ đã ở nước ngoài lâu. Những người còn lại rời Đức sau cuộc tàn sát 1938 (Reichskristallnacht), thường nói tiếng Đức rất kém hoặc không nói được. Những người tị nạn bị tổn thương nhất đã vùi dập tiếng Đức trong tâm trí. Một người trong số họ nói: "Tôi cảm thấy nước Đức đã phản bội tôi. Nước Mỹ là đất nước của tôi, và tiếng Anh là ngôn ngữ của tôi."
    Mức độ duy trì của ngôn ngữ đầu tiên cũng liên quan đến tài năng bẩm sinh: thường những người giỏi về ngôn ngữ có xu hướng duy trì tốt hơn tiếng mẹ đẻ, bất kể họ xa đất nước quê hương bao lâu. Nhưng khi nói thêm một thứ tiếng, bạn phải thêm một loại mô-đun điều khiển trong não để giúp bạn chuyển đổi.

    Schmid đưa ra một ví dụ. Khi bà nhìn một vật thể (thí dụ cái bàn) trước mặt, tâm trí bà có thể lựa chọn giữa hai từ, 'desk' tiếng Anh và 'Schreibtisch' tiếng Đức (Schmid là người Đức). Trong một bối cảnh tiếng Anh, não bà chặn từ 'Schreibtisch' và chọn 'desk', và ngược lại. Nếu cơ chế điều khiển này yếu thì người nói có thể phải gắng sức để tìm từ đúng, dẫn đến dùng lẫn lộn tiếng này tiếng kia.

    Tất nhiên chuyển đổi không phải là quên. Nhưng Schmid lập luận rằng theo thời gian, sự chuyển đổi đi đi lại lại không chính thức này có thể làm cho bộ não của bạn thấy khó khăn hơn trong việc chỉ nói một thứ tiếng.

    Nguồn: bbc

    Riêng bạn đã bao giờ bị quên tiếng Việt trong lúc học tiếng nước ngoài chưa? Bạn cảm thấy thế nào về thói quen chêm ngoại ngữ vào tiếng Việt khi nói chuyện?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này