Tiếp sức cho thị trường chứng khoán, trọng tâm là cứu doanh nghiệp

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 9/4/20.

  1. Tiếp sức cho thị trường chứng khoán, trọng tâm là cứu doanh nghiệp

    Tiếp sức cho thị trường chứng khoán, trọng tâm là cứu doanh nghiệp

    LIÊN HỆ (293 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 9/4/20 lúc 07:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) “Để tiếp sức cho thị trường chứng khoán trong thời buổi khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, một trong những giải pháp quan trọng cần ưu tiên triển khai là hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp…”, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VND) trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán.


    Theo nhìn nhận của ông, mức độ khó khăn mà các doanh nghiệp trên sàn đang phải đối mặt do dịch Covid-19 gây ra nghiêm trọng tới mức nào?

    [​IMG]
    Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VND).


    Nhìn rộng ra thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam, do tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, nên rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ, thậm chí tạm dừng sản xuất - kinh doanh. Ðiều này dẫn đến doanh thu giảm sút, thậm chí không còn.

    Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản chi như gốc lãi vay ngân hàng, tiền thuê văn phòng - nhà xưởng - máy móc, trả lương cho nhân viên, cũng như nhiều khoản chi phí phục vụ cho sản xuất - kinh doanh khác...

    Ðiều này có nghĩa là tùy vào năng lực tài chính và dự trữ thanh khoản mà doanh nghiệp sẽ cầm cự kéo dài được bao lâu trong bối cảnh dòng tiền đang suy giảm ở nhiều doanh nghiệp.

    Khi doanh nghiệp rơi vào khó khăn kéo dài sẽ dẫn đến phải sa thải lao động. Khi nhiều người không còn thu nhập để đảm bảo cuộc sống sẽ dễ tạo ra những bất ổn xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến thực thi kế hoạch cách ly xã hội để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

    Ðiều này giải thích tại sao nhiều nước, chẳng hạn Mỹ, họ triển khai hỗ trợ tiền mặt đến các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

    Nếu tình trạng doanh nghiệp đình trệ sản xuất kéo dài mà không có giải pháp hỗ trợ phù hợp kịp thời, thì nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản trước khi dịch bệnh qua đi, hoặc khi dịch bệnh qua đi sẽ khiến doanh nghiệp khó phục hồi sản xuất - kinh doanh.

    Như thế, đương nhiên họ chậm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nền tảng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp suy giảm sẽ làm cho tính bền vững và lành mạnh của thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng sẽ giảm sút theo.

    Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn như vậy, theo ông, cơ quan quản lý cần triển khai các giải pháp nào để tiếp sức cho doanh nghiệp bên cạnh một số chính sách về tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội đang được triển khai?

    Có một thực tế là so với nhiều quốc gia, các nguồn lực, không chỉ về tài chính của Việt Nam hạn chế, nên không thể triển khai trên diện rộng với liều lượng mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Thay vào đó, các giải pháp cần có trọng tâm nhằm sớm phát huy hiệu quả.

    Ðể các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mang lại kết quả tích cực, điều quan trọng đầu tiên là cơ quan quản lý cần nhanh chóng chủ động tìm cách khảo sát phù hợp để nắm bắt, đánh giá đúng các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau đang gặp phải là gì.

    Ðây là bước “thăm khám” để phát hiện ra bệnh của doanh nghiệp một cách cụ thể, chi tiết trước “kê đơn” các giải pháp.

    Ðiều này cho phép triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có chiều sâu cả trong giai đoạn trước mắt là giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh trong thời gian chống dịch, đồng thời còn hỗ trợ họ nhanh chóng phục hồi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh đi qua.

    Ðiều đó có nghĩa là hệ thống giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả tiếp sức cho họ cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

    Ngoài tiếp sức cho doanh nghiệp, theo ông, cần triển khai giải pháp gì để hỗ trợ cho một chủ thể quan trọng khác trên thị trường chứng khoán là nhà đầu tư để họ yên tâm ở lại với thị trường?

    Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận đại dịch Covid-19 lần này là một dạng của rủi ro bất khả kháng.

    Vì vậy, tất các các đối tượng trong xã hội đều phải đối mặt với những khó khăn ở các mức độ và tính chất khác nhau. Mỗi chính phủ nói riêng và lãnh đạo các quốc gia nói chung cần tùy vào nguồn lực sẵn có để chủ động thực hiện các giải pháp tổng thể, phù hợp thì mới có thể giúp đất nước, xã hội và nền kinh tế vượt qua được đại dịch với ít thiệt hại nhất và có khả năng phục hồi nhanh nhất.

    Ðối với thị trường chứng khoán, để giữ chân nhà đầu tư ở lại với thị trường trong lúc khó khăn này, theo tôi, Chính phủ cần căn cứ vào nguồn lực hiện có để triển khai các giải pháp hỗ trợ tổng thể, đồng bộ cả với cơ quan quản lý thị trường, với các tổ chức cung cấp dịch vụ vận hành thị trường, với nhà đầu tư và đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khách quan, bất khả kháng để họ vượt qua và tiếp tục phát triển kinh doanh sau khủng hoảng.

    Ðiều này sẽ giúp đảm bảo duy trì được chất lượng hàng hóa vì đây là gốc để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh.

    Doanh nghiệp khỏe và hoạt động hiệu quả là gốc để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, nhà đầu tư yên tâm tham gia thị trường.

    Cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời điểm này, tùy theo mức độ bị ảnh hưởng, tính cấp thiết của lĩnh vực kinh doanh… để có thể đưa ra các giải pháp bao gồm và không giới hạn ở các giải pháp về giãn - hoãn - miễn giảm thuế - phí; giãn - hoãn - miễn giảm lãi suất vay ngân hàng; tái cấu trúc kỳ hạn nợ vay phù hợp với khả năng tạo dòng tiền mới của doanh nghiệp; tạo các kênh cung cấp, hỗ trợ nguồn vốn mới, mua lại doanh nghiệp để duy trì hoạt động; rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục hành chính…


    Liên quan đến chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Công văn số 3915/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

    Theo đó, bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế, với tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn tăng tới gần 100.000 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến với những nội dung bổ sung mới này, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng.

    4 nhóm đối tượng được bổ sung gia hạn nộp thuế gồm: các ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống; hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động dịch vụ lao động và việc làm, hoạt động vui chơi giải trí; doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này