Thuế 0%: Ô tô, thịt, sữa… châu Âu sẽ tràn vào Việt Nam

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 2/7/19.

  1. Thuế 0%: Ô tô, thịt, sữa… châu Âu sẽ tràn vào Việt Nam

    Thuế 0%: Ô tô, thịt, sữa… châu Âu sẽ tràn vào Việt Nam

    LIÊN HỆ (336 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 2/7/19 lúc 12:04
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Ba, ngày 02/07/2019 11:30 AM (GMT+7)


    Nhiều mặt hàng từ các nước châu Âu được miễn, giảm thuế sẽ tràn vào cạnh tranh với các ngành hàng của Việt Nam ngay trên sân nhà.


    Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (VN) - EU (EVFTA) vừa được ký kết, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng của VN xuất sang thị trường rộng lớn châu Âu. Ngược lại, nhiều mặt hàng châu Âu như thịt, sữa, ô tô… sẽ được nhập nhiều hơn vào VN với giá rẻ khi lộ trình thuế nhập khẩu giảm về 0%.

    Điều này cũng đồng nghĩa người tiêu dùng Việt sẽ hưởng lợi nhờ được mua hàng nhập châu Âu giá rẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều ngành hàng của VN như chăn nuôi, sữa, ô tô… sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt ngay trên sân nhà.

    Có thể bị hạ đo ván

    Theo thỏa thuận tại EVFTA, đối với hàng xuất khẩu của EU, VN sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đó, sau 7-10 năm, gần như 100% hàng EU vào VN được hưởng thuế suất 0%.

    Là doanh nghiệp lâu năm trong ngành chăn nuôi, ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình, cho rằng ngành chăn nuôi châu Âu rất phát triển, quy mô trang trại công nghiệp, giá thành sản xuất rất thấp. Ví dụ, hiện nay thịt heo đông lạnh nhập khẩu vào VN từ các nước châu Âu có giá chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, quá rẻ.

    Hiện nay thuế nhập khẩu thịt từ EU khá cao, 10%-40% tùy loại. Nhưng tới đây, khi mức thuế được cắt giảm dần và loại bỏ thì lượng thịt từ EU sẽ tăng đáng kể. “Cùng với việc cắt giảm thuế, các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh, chất lượng sẽ làm gia tăng cạnh tranh đáng kể cho ngành chăn nuôi VN tại thị trường nội địa. Nói cách khác, giá rẻ cộng với những tiêu chuẩn về GlobalG.A.P., truy xuất nguồn gốc…, thịt từ châu Âu có thể sẽ hạ gục thịt sản xuất tại VN” - ông Bình lo lắng.

    Một báo cáo mới đây của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng nhận định hiện nay VN nhập khá nhiều các sản phẩm sữa từ EU, như sữa whey và các biến thể, bơ, pho mát, sữa bột và kem dạng bột. Khi hiệp định có hiệu lực, sản phẩm sữa từ châu Âu sẽ tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp sữa của VN nhờ những ưu thế về chất lượng, dinh dưỡng mà châu Âu vốn đã có thế mạnh.

    [​IMG]

    Khi thuế giảm, lượng thịt heo, bò, gà… giá rẻ từ châu Âu sẽ đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Ảnh: QH

    Tương tự, hiện nay thuế nhập khẩu với ô tô và xe máy từ EU lên tới khoảng 70%-80%. Theo lộ trình 7-10 năm tới, thuế nhập khẩu ô tô, xe máy cũng như linh kiện ô tô từ EU sẽ giảm và tiến tới miễn thuế xuống 0%. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ giúp giá xe nhập từ EU giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp ngành này lại cho rằng ô tô nhập từ châu Âu khó giảm nhiều hoặc giảm nhưng giá vẫn rất cao.

    Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc hệ thống đại lý Hiền Toyota (TP.HCM), cho hay lượng xe châu Âu nhập về VN chủ yếu là dòng xe hạng sang như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Land Rover... Tất cả dòng xe được nhập về từ trước, đến nay giá cao ngất ngưởng, gấp 2-3 lần các nước trong khu vực.

    “Khi thuế nhập khẩu giảm nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, cộng với nhiều loại chi phí khác khiến giá xe từ châu Âu sẽ giảm nhưng khó giảm mạnh như mong đợi của người tiêu dùng” - bà Hiền chia sẻ.


    Thách thức lớn nhất khi đưa hàng vào châu Âu

    Sáng 1-7, tại buổi đối thoại về những cơ hội cho doanh nghiệp VN sau khi ký kết EVFTA, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết hiệp định mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Thách thức lớn nhất là đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực của người tiêu dùng châu Âu.

    “Hàng rào thuế quan không phải là tất cả, mà chính là việc đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực của thị trường này về vệ sinh an toàn thực phẩm; về hàng rào kiểm dịch động vật, thực vật; về những yêu cầu trong chương trình phát triển bền vững… Đồng thời đòi hỏi các sản phẩm của VN phải đáp ứng các điều kiện về lao động, môi trường lao động, điều kiện hoạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Đây mới chính là khó khăn và thách thức của chúng ta” - ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

    MAI HIỀN
    Nước đã đến chân

    Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiện nay chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi trong nước cao khi chiếm đến 60%-70% giá thành phẩm. Nếu không chăn nuôi quy mô công nghiệp, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… thì sản phẩm thịt sẽ khó cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài, đặc biệt thịt rẻ từ châu Âu.

    Tuy vậy, ông Đoán cho rằng theo lộ trình thì 3-7 năm, mức thuế nhập khẩu thịt nhập từ châu Âu mới giảm về 0%. Đây là thời gian để ngành chăn nuôi trong nước tăng sức cạnh tranh. Ví dụ, cần tận dụng mọi lợi thế từ các cam kết xóa bỏ thuế quan của châu Âu để nhập công nghệ cao, máy móc hiện đại.

    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng EVFTA sẽ mở cửa thị trường cho hàng Việt sang thị trường châu Âu nhưng ngược lại cũng tạo ra thách thức, rủi ro cạnh tranh ngay trên sân nhà. Giải pháp cho các ngành hàng VN bị cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại từ châu Âu như thịt, sữa hay ô tô, nông sản… chính là chất lượng rồi mới đến giá cả.

    “Như ngành chăn nuôi, sữa trong nước phải làm sao người tiêu dùng trong nước lựa chọn bằng chất lượng tốt, kiểm soát nguồn gốc. Ngành ô tô trong nước phải phát triển được công nghiệp phụ trợ, tăng tỉ lệ nội địa hóa. Đây là cuộc chơi, buộc doanh nghiệp Việt phải hội nhập, phải tăng chất lượng hàng hóa, đầu tư công nghệ, chuyên nghiệp hơn” - ông Hiếu nói.


    Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hưởng lợi

    Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BSC), EVFTA sẽ có tác động tích cực đến dệt may VN trong dài hạn bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may VN sẽ giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3-7 năm. Từ đó giúp dệt may VN cạnh tranh hơn với các sản phẩm từ Bangladesh và Campuchia hiện được hưởng thuế 0%.

    Ngoài ra, việc giảm thuế về 0% cho các sản phẩm máy móc giúp các doanh nghiệp gỗ có thể tiếp cận được máy móc tân tiến với giá cả thấp hơn, từ đó nâng cao năng lực ngành gỗ của VN.

    Về thủy sản, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm hải sản như hàu, điệp, mực… sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 20%.

    Bên cạnh lợi ích về thuế, hiệp định sẽ giúp các doanh nghiệp VN mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.

    PHƯƠNG MINH
    [​IMG]

    Chiều qua (30/6), Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết sau 9 năm đàm...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này