Thực hư vốn 1 triệu đồng kinh doanh bánh mì lãi gấp 5 lần sau một tháng?

Thảo luận trong 'Kiến Thức Kinh Doanh' bắt đầu bởi Đỗ Quang, 23/10/19.

  1. Thực hư vốn 1 triệu đồng kinh doanh bánh mì lãi gấp 5 lần sau một tháng?

    Thực hư vốn 1 triệu đồng kinh doanh bánh mì lãi gấp 5 lần sau một tháng?

    LIÊN HỆ (449 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Đỗ Quang
    3. Ngày đăng: 23/10/19 lúc 15:14
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Đỗ Quang

    Đỗ Quang Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Có thật chỉ với 1 triệu đồng tiền vốn bỏ ra kinh doanh bánh mì, sau 1 tháng có khả năng thu về tiền lãi gấp 5 lần không? Muốn bán bánh mì cần chuẩn bị và lưu ý những gì trước khi bắt tay vào bán món ăn truyền thống này?


    MỤC LỤC BÀI VIẾT

    Tin hay không việc kinh doanh bánh mì chỉ với 1 triệu đồng?


    Cầm trong tay số tiền 1 triệu thay vì tiêu cho mua sắm, ăn uống bạn muốn được tập tành kinh doanh nhưng lại tự vấn bản thân: Số vốn ít ỏi này làm được những gì? Có làm giàu được từ việc bán bánh mì không?

    Hãy cùng làm bài toán cộng đơn giản này với chúng mình để tìm kiếm câu trả lời nhé!

    Để có được 1 chiếc bánh mì bán ra cho khách hàng bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và vật dụng hỗ trợ.

    Tính chi phí nguyên liệu

    • Mua bánh mì tại lò, mới bán bạn có thể nhập ít tầm 30-40 chiếc, sau tăng dần theo lượng khách, giá mỗi chiếc tùy loại bạn chọn khoảng 1800 – 2500 đồng/chiếc. Tổng chi phí khoảng 100 nghìn/ngày.
    • Mua trứng gà khoảng 20 quả, sau nhập từ 100 quả trở lên bạn sẽ giá bán buôn khoảng 1700 – 2000 đồng/quả. Tổng chi phí khoảng 40 nghìn/ngày.
    • Thịt lợn về rán (nếu bạn bán bánh mỳ thịt), ban đầu bạn có thể mua 1kg với giá khoảng 70 – 90 nghìn/kg tùy thị trường.
    • Đầu tư thêm chút giò chả với giá khoảng 80 – 120 nghìn/kg/ngày.
    • Các nguyên liệu khác như tương ớt, dầu ăn, rau thơm, bao bì,… vào khoảng 150 nghìn.

    Tổng chi tối thiểu hiện tại là: 100 + 40 + 90 + 120 + 100 = 500 nghìn. Gọi chung là tiền nguyên liệu.

    Nếu bạn chỉ có trong tay 1 triệu, tức bạn chỉ còn 500 nghìn để đầu tư các vật dụng cần thiết giúp bạn kinh doanh bánh mì. Nhưng số tiền này liệu có đủ?

    [​IMG]
    Có thật chỉ với 1 triệu đồng tiền vốn bỏ ra kinh doanh bánh mì, sau 1 tháng có khả năng thu về tiền lãi gấp 5 lần không?

    Tìm hiểu thêm: Thực phẩm nhập khẩu – Top 5 loại được ưa chuộng nhất hiện nay

    Tính chi phí vật dụng cần chuẩn bị để hỗ trợ

    • 400 nghìn mua bàn ghế, nếu đầu tư hơn bạn cần thêm tiền để mua xe đẩy bánh mỳ.
    • 300 nghìn mua tủ kính để bảo quản nguyên liệu khỏi bụi bẩn bên ngoài.
    • 100 nghìn tiền bảng hiệu nhỏ. Đồng ý bạn có thể tiết kiệm số tiền này bằng các tự vẽ hoặc tận dụng bảng đen phấn trắng lúc mới đầu.
    • Bếp gas mini và chảo tráng trứng bạn có thể mang từ nhà đi để giảm được chi phí này nhưng bình gas mini bạn cũng sẽ mất 20-30 nghìn/1 lần đổi, trung bình 3 ngày đổi một lần, 1 tháng bạn sẽ cần khoảng 300 nghìn.

    Tổng chi phí cần đầu tư kinh doanh bánh mì lúc này đã lên tới 1,6 triệu chưa tính những chi phí phát sinh về địa điểm và rủi ro những ngày bán ế sẽ không có tiền để nhập hàng ngày tiếp theo. Mặt khác, bạn mới mở cửa hàng, chưa có nhiều khách, lượng bán mỗi ngày ít chưa chắc đã có thể hoàn vốn sau 1 tháng đầu. Nên việc lãi gấp 5 là rất khó và dường như không thể.

    Tới đây chắc hẳn bạn đã có thể tự trả lời được nghi vấn lúc đầu rằng liệu 1 triệu đồng có thể kinh doanh bánh mì lãi gấp 5 được không rồi chứ?

    Vậy kinh doanh bánh mì cần bao nhiêu vốn?


    Để mở được quán bánh mì bán những loại cơ bản tùy vào vị trí, hình thức kinh doanh và kế hoạch phát triển mà bạn sẽ cần số vốn khác nhau. Và tất nhiên sẽ nhiều hơn con số 1 triệu, tối thiểu là 5 – 10 triệu đồng.

    Số tiền đó sẽ cần đảm bảo để chi trả cho các khoản thuê mặt bằng; mua nguyên liệu; mua xe bánh mì; mua những vật dụng, thiết bị cần thiết; và cả chi phí quảng cáo cùng quỹ dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh…

    Xem thêm: “Cần bao nhiêu vốn để mở một quán ăn vặt?” Tại đây

    Những điều cần biết trước khi mở tiệm bánh mì


    Bài toán phía trên đã nói lên một phần những điều bạn cần chuẩn bị để mở được tiệm bánh mì cho riêng mình. Ngoài những vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị trên bạn còn cần phải chuẩn bị nhiều thứ khác nữa nếu muốn trụ lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh bánh mì.

    Đầu tiên bạn cần lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng và doanh số cần đạt được trong tháng này là bao nhiêu và muốn thế cần bán được bao nhiêu chiếc bánh trong ngày,… Đừng xem nhẹ việc lên kế hoạch bởi điều này sẽ giúp bạn định hình rõ những gì cần và tạo động lực giúp bạn phấn đấu.

    [​IMG]
    Những điều cần biết trước khi mở tiệm bánh mì

    Thứ hai, bạn cần xác định hình thức kinh doanh bánh mì, tức bạn sẽ mở quầy bán tại cổng trường, các hẻm gần nhà hay chỉ bán online trên trang mạng cá nhân.

    • Nếu mở quầy bán trực tiếp bạn sẽ cần cân nhắc thêm chi phí thuê mặt bằng và lựa chọn đặt quầy tại vị trí trung tâm, đông nhu cầu. Ưu điểm của hình thức này bạn có thể trực tiếp tiếp cận với khách hàng, khách chủ yếu mua mang đi nên không quá nặng về chỗ ngồi,…
    • Nếu bán bánh mì online đối tượng khách hàng của bạn sẽ chủ yếu là dân văn phòng, người bận rộn,… Ưu điểm của hình thức này bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mua bàn ghế, tủ kính, phí thuê mặt bằng. Tuy nhiên đòi hỏi bạn phải online và chăm tương tác, đăng hình ảnh, chạy quảng cáo hoặc đăng tin lên các trang thương mại điện tử như foody, jamja, now,… để có khách hàng.

    Thứ ba, bạn cần xác định về loại bánh mì mình sẽ bán. Mới đầu bạn không cần quá cầu kỳ về “nhân” của chiếc bánh, chỉ nên chọn 2-3 loại phổ biến để bán tạo vốn trước. Đồng thời cần chú trọng và đảm bảo 2 yếu tố ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm là sẽ có khách tìm đến mua và ủng hộ bạn lâu dài.

    Cuối cùng, sẵn sàng ứng biến với những tình huống “oái oăm” trong quá trình buôn bán như xung đột với người bán xung quanh; bị cảnh sát trật tự “tóm” và tịch thu đồ nghề; hàng bán ế ẩm,… Gặp vào các trường hợp này hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và bình tĩnh xử lý nhé!

    Chúc các bạn có khởi đầu thành công với việc kinh doanh bánh mì!

    Các vấn đề pháp lý về kinh doanh thực phẩm mời bạn tham khảo tại: công bố an toàn thực phẩm

    Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này