FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Để hợp pháp kinh doanh bất kỳ sản phẩm, hàng hóa nào tại Việt nam doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các thủ tục pháp lý cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, doanh nghiệp cần làm những điều sau: MỤC LỤC BÀI VIẾT 1. Đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của đơn vị trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để đơn vị khác không xâm phạm, sử dụng lại nhãn hiệu, đồng thời tránh xâm phạm nhãn hiệu khác. Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, đơn vị cần tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu của đơn vị mình, xem nhãn hiệu đó có bị trùng hoặc đã được doanh nghiệp nào khác đăng ký trước đó chưa. 2. Đăng ký giấy phép kinh doanh Thủ tục pháp lý thứ 2 đó là đơn vị cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư và đảm bảo trong giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa mà mình sắp bán chưa. Nếu chưa đăng ký, thì sẽ thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư. 3. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa Tiêu chuẩn chất lượng là văn bản kỹ thuật. Tại đó quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa; các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm; các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay còn gọi là công bố sản phẩm hiện được thực hiện dưới 2 dạng: công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn. – Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc, đơn vị kinh doanh tự công bố sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cụ thể về chi tiết đối tượng công bố, thủ tục công bố bạn có thể xem tại bài viết: “Công bố hợp quy và thủ tục công bố hợp quy sản phẩm” – Công bố hợp chuẩn là thủ tục tự nguyện, đơn vị kinh doanh tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Các thủ tục pháp lý để đảm bảo kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 4. Đăng ký lưu hành sản phẩm Đăng ký lưu hành sản phẩm là quá trình thực hiện các thủ tục theo quy định để thẩm định tính thực tiễn, tính khoa học, độ chính xác của bộ xét nghiệm nhanh; tính hợp pháp của hồ sơ đăng ký lưu hành. Theo quy định hiện hành, các sản phẩm cần phải đăng ký lưu hành gồm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,… 5. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp, sáng chế Mục đích của việc đăng ký kiểu dáng công nghệ, sáng chế là để chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp đối với sáng chế. Khi có tranh chấp xảy ra thì văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp … 6. Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm Mã số là một dãy các chữ số có tác dụng phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Các mã này được thể hiện thành một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Trên đây là những thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp cần làm khi kinh doanh sản phẩm hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam. Hãy kiểm tra lại xem đơn vị mình đã có đủ các giấy tờ và thực hiện đủ các yêu cầu pháp lý chưa. Nếu chưa hãy bổ sung ngay nhé! Mọi thắc mắc doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với luật sư theo số 0978 635 623. Nếu thấy hữu ích - Like để ủng hộ chúng tôi