Thị trường tăng điểm nhưng liệu tâm lý lạc quan có áp đảo?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/5/20.

  1. Thị trường tăng điểm nhưng liệu tâm lý lạc quan có áp đảo?

    Thị trường tăng điểm nhưng liệu tâm lý lạc quan có áp đảo?

    LIÊN HỆ (217 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/5/20 lúc 16:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) Trạng thái tâm lý phổ biến đối với thị trường chứng khoán hiện tại không phải là dự đoán xu hướng tăng hay giảm mà chính là sự bối rối về xu hướng thị trường.


    Đối với các nhà đầu tư, việc cố gắng đánh giá tâm lý của các nhà đầu tư khác là công việc thường xuyên để dựa vào đó dự đoán xu hướng thị trường.

    S&P 500 đã trải qua mức giảm nhanh nhất trong lịch sử do trạng thái hoảng loạn quá mức dẫn đến hành động bán tháo trên diện rộng và sau đó S&P 500 lại quay trở lại với mức tăng 35% nhanh nhất trong hơn 80 năm, lấy lại 60% mức giảm nhưng lại không nhận được yếu tố đồng thuận từ nền kinh tế.

    [​IMG]
    Biểu đồ diễn biến chỉ số S&P 500


    Theo một cuộc thăm dò ý kiến từ Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Mỹ (AAII) vào tuần trước cho thấy, những nhà đầu tư dự đoán thị trường giảm giá hơn 50%, gần gấp đôi so với ý kiến thị trường giảm giá trong vòng 6 tháng tới.

    [​IMG]
    Biểu đồ thể hiện khảo sát các nhà đầu tư cá nhân Mỹ về dự đoán thị trường với Bull là thị trường lên, Bear là thị trường xuống, Source: AAII


    Các nhà đầu tư đã rút thêm 6 tỷ USD ra khỏi các quỹ đầu tư trong tuần gần nhất, như vậy dòng tiền rút ròng trong năm nay đã lên tới 40 tỷ USD, theo EPFR.

    Trong đó, một khoản tiền khổng lồ 1,2 nghìn tỷ USD đã được rút ra khỏi các tài sản rủi ro và chạy vào các quỹ thị trường tiền tệ. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang thận trọng về thị trường và giữ vị thế phòng thủ.


    Tuy nhiên, đó sẽ là một bức tranh hỗn hợp khi đặt các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các trader nhiều chiến thuật và các chỉ số hành vi thị trường vào một khung để xem xét.

    Các nhà chiến lược cho rằng, dòng tiền nóng đang khá tham lam trong ngắn hạn dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong hệ số CBOE put/call (đây là hệ số đo lường tâm lý trên thị trường, khi hệ số này giảm cho thấy lực mua đang nhiều hơn bán và là dấu hiệu của thị trường tăng, và ngược lại). Và hệ số này đã tăng lên trong phiên ngày thứ Năm (14/5), điều này chắc chắn ngụ ý rằng cần phải cảnh giác với thị trường.

    [​IMG]
    Biểu đồ tương quan S&P 500 và hệ số PUT/CALL


    Đã có một sự gia tăng mở mới các tài khoản giao dịch chứng khoán trực tuyến của các nhà đầu tư trẻ tuổi khi nắm bắt được việc thị trường chứng khoán lớn sụt giảm thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường sẽ tập trung đầu tư trên app Robinhood với các cổ phiếu có thương hiệu nhưng giá giảm mạnh trong thời gian qua hay một số cổ phiếu đầu cơ nổi tiếng như Tesla.


    David Tepper, nhà đầu tư tỷ phú và người sáng lập Appaloosa Management cho rằng, các công cụ mua lại với mục đích đặc biệt (các công ty đại chúng huy động tiền mặt trước và sau đó tìm kiếm một doanh nghiệp để mua) là một trong những rủi ro với nhà đầu tư ít kinh nghiệm khi mua những cổ phiếu công ty này. Nhiều công ty đã bắt đầu theo cách này bao gồm Virgin Galactic và DraftKings.

    Mức độ tiếp xúc vốn của các nhà quản lý quỹ chủ động theo khảo sát từ Hiệp hội quản lý đầu tư quốc gia (NAAINM) đang ở mức trung lập quanh 57% và đã sụt giảm trở lại sau khi hồi phục trong thời gian qua.

    [​IMG]
    Biểu đồ chỉ số NAAIM, Source: NAAIM


    Mục tiêu chính của chỉ số NAAIM Exposure Index là cung cấp cái nhìn của các nhà quản lý quỹ chủ động, về mức độ quản trị giữa rủi ro và lợi nhuận đối với tài khoản của khách hàng trong vòng 2 tuần.


    Chỉ báo Panic–Euphoria (Hoảng loạn – hưng phấn) của Topbias Levkovich, chiến lược gia Citigroup dựa trên diễn biến của thị trường đã chạm tới vùng hưng phấn trong tuần trước, đây là ngưỡng để đánh giá khả năng cao S&P 500 sẽ thấp hơn trong vòng 12 tháng tới.

    Bên cạnh đó, chỉ số Bull & Bear của Michael Hartnett, Giám đốc chiến lược Bank of America bao gồm định vị dòng vốn, kỹ thuật thị trường tín dụng và độ rộng thị trường chứng khoán vẫn đang duy trì ở mức 0, mức thị trường giảm cao nhất trong 3 tuần.

    Chỉ số Bull & Bear được tính toán hàng tuần đo lường mức độ nhạy cảm của thị trường, nếu chỉ báo này lớn hơn 1 có nghĩa thị trường được kỳ vọng tăng giá và thị trường kỳ vọng giảm giá nếu chỉ báo này nhỏ hơn 1.

    Đám đông trên thị trường không thể quyết định được xu hướng của thị trường chứng khoán, một thị trường có thể tăng giá mạnh nhưng cũng có thể dễ dàng bị đánh bại mặc dù có sự hỗ trợ đặc biệt về thanh khoản của Fed nhưng những công ty cũng đang vay rất nhiều để trang trải chi phí thay vì phục vụ sản xuất, kinh doanh.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này