FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Trong phiên sáng, ngay khi tiếp cận ngưỡng 995 điểm, áp lực bán gia tăng đã khiến VN-Index trở nên rung lắc và bị đẩy lùi. Việc để mất mốc 990 điểm đã khiến lực cầu được kích hoạt vào phiên chiều, giúp VN-Index bật ngược đi lên và nới đà đi lên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày gần 998 điểm. Bộ 3 trụ đỡ chính giúp thị trường khởi sắc là VIC +1,88%, VCB +3,18% và GAS +2,78%. Ngoài ra, các mã lớn khác như VHM, MSN, VJC, NVL cũng có được sắc xanh. Nhóm ngân hàng, ngoại trừ VCB bùng nổ, các mã khác vẫn giao dịch lình xình như CTG -1,2%, BID -0,8% xuống, STB -1,3% … Nhóm vừa và nhỏ chịu áp lực bán khá mạnh và giảm như FLC, SCR, DLG, HAG, ASM, KBC… Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,52 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 9,26 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch 29/7: VN-Index tăng 4,59 điểm (+0,46%), lên mức 997,94 điểm; HNX-Index giảm 1,12 điểm (-1,05%), xuống 105,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,37 điểm (+0,62%), lên 59,18 điểm. Chứng khoán Mỹ Alphabet – công ty mẹ của Google công bố doanh thu quý II/2019 đạt 31,7 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 30,84 tỷ USD của giới phân tích. Sau thông tin trên, cùng với công bố mua lại 25 tỷ USD cổ phiếu quỹ, cổ phiếu Alphabet đã tăng vọt 9,6%. Cổ phiếu Twitter cũng tăng 8,9% sau khi cho biết doanh thu quý đạt 841 triệu USD, mức cao nhất trong hai năm qua và vượt qua dự đoán 829 triệu USD của Phố Wall. Bên cạnh đó, Starbucks và McDonald’s cũng công bố kết quả kinh doanh khả quan, góp phần đẩy các chỉ số chính của phố Wall tăng trong phiên cuối tuần sau phiên điều chỉnh hôm thứ Năm, nhất là S&P 500 và Nasdaq. Phiên tăng điểm phiên cuối tuần này giúp S&P 500 và Nasdaq lấy lại cả vốn lẫn lãi đã mất trong phiên thứ Năm để thiết lập đỉnh lịch sử mới. Với liên tục những phiên thiết lập đỉnh mới, phố Wall đã nhanh chóng tăng trở lại sau tuần điều chỉnh trước đó. Cụ thể, trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,14% sau khi giảm 0,65% tuần trước; chỉ số S&P 500 tăng 1,65% sau khi giảm 1,23% tuần trước; và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,26% sau khi giảm 1,18% tuần trước đó. Kết thúc phiên 26/7, chỉ số Dow Jones tăng 51,47 điểm (+0,19%), lên 27.192,45 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,19 điểm (+0,74%), lên 3.025,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 91,67 điểm (+1,11%), lên 8.330,21 điểm. Thị trường châu Á Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi giới đầu tư chốt lời và giao dịch thận trọng trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh và chờ đợi các quyết định của Ngân hàng trung ương và Fed trong tuần này. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,19% xuống 21.616,80 điểm. Topix cũng giảm 0,19% xuống 1.568,57 điểm. Nhóm cổ phiếu bị chốt lời mạnh nhất thuộc về các các nhà cung cấp linh kiện Huawei với Murata Manufacturing giảm 2%, TDK Corp giảm 1,7% và Taiyo Yuden Co giảm 2%. Những cổ phiếu này đã được hưởng lợi vào tuần trước, khi có thông tin các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được nối lại, nhưng sự tin xuống thấp bởi nhận định sẽ khó có sự đột phá nào trong các cuộc đàm phán này. Nhóm cổ phiếu có thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh quý vừa qua như Keyence Corp, giảm 4,4% sau khi công bố lợi nhuận giàm 15% so với cùng kỳ. Tokyo Electron đã giảm 0,8% với lợi nhuận giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Chứng khoán Trung Quốc cũng giảm nhẹ, khi các kỳ vọng vào các kết quả đột phá của các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trong tuần này là không nhiều. Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,12% xuống 2.941,01 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,11% xuống 3.854,27 điểm. Thị trường STAR mới ra mắt theo phong cách Nasdaq đã hồi mạnh trở lại với tất cả 25 cổ phiếu niêm yết đều tăng, dẫn đầu là Beijing Worldia Diamond Tools, tăng hết biên độ +20%. Chứng khoán Hồng Kông giảm, dẫn đầu bởi đà lao dốc của các công ty bất động sản, trong bối cảnh bạo lực gia tăng trong các cuộc biểu tình tại thành phố. Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,03% xuống 28.106,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,67% xuống 10.780,59 điểm. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm 1,78% xuống 2.029,40 điểm, khi căng thẳng với Nhật Bản gây thêm áp lực đối với nền kinh tế và các cổ phiếu lớn sụt giảm. Các nhà sản xuất chip Samsung Electronics đã giảm 2,2%, trong khi SK Hynix giảm 3,5%. Ssangyong Motor và Hanssem đã lao dốc, sau khi các công ty này công bố kết quả quý II yếu kém. Đóng cử, Ssangyong giảm 8%, trong khi cổ phiếu Hanssem giảm 16%. Kết thúc phiên 29/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 41,35 điểm (-0,19%), xuống 21.616,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,53 điểm (-0,12%), xuống 2.941,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 291,33 điểm (-1,03%), xuống 28.106,41 điểm. Thị trường vàng và ngoại tệ - Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.275 đồng/USD Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 39,40 - 39,64 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.085 đồng, tăng 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.275 đồng/USD. Các thông tin đáng chú ý khác - Ngân hàng lạc quan trong nửa cuối năm Thêm nhiều ngân hàng công bố lãi lớn trong nửa đầu năm 2019. Với những kết quả vừa đạt được, đa phần các ngân hàng tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra cho cả năm..>> Chi tiết - Cổ phiếu blue-chip và những ngộ nhận Sự sai lệch của các khái niệm được lan truyền, nếu như không tìm hiểu tận gốc rễ của các vấn đề thì việc sử dụng trong trạng thái ngộ nhận được phổ biến rộng rãi sẽ tạo ra một hệ tư duy không đúng đắn trong đầu tư chứng khoán..>> Chi tiết - Mua trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao: Nguy cơ “ôm bom” lớn Từ đầu năm đến nay, hầu như tuần nào thị trường cũng có thông tin về các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mới. Đa phần TPDN trên thị trường không có tài sản đảm bảo, không được ngân hàng bảo lãnh…, nên nếu rủi ro xảy ra, nhà đầu tư sẽ trắng tay..>> Chi tiết - Tuổi 20, TTCK có thể hiện thực hóa đề xuất T+0 Cơ chế giao dịch cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày (còn gọi là T+0) là một trong những cơ chế giao dịch mới, cho phép nhà đầu tư mua chứng khoán và bán luôn trong ngày giao dịch, hoặc bán chứng khoán sau đó mua hoặc vay chứng khoán để thực hiện, qua đó tăng thanh khoản cho thị trường..>> Chi tiết - Vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào Việt Nam qua M&A Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán - sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản) cho rằng, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục chảy mạnh qua M&A, nhất là ở lĩnh vực bất động sản, dịch vụ tài chính và năng lượng..>> Chi tiết - Cảnh báo khối nợ của doanh nghiệp Mỹ lên mức kỷ lục mới Khối nợ của các doanh nghiệp lớn Mỹ hiện hiện đạt 10.000 tỷ USD, tương đương 48% GDP..>> Chi tiết