Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 30/4?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 30/4/19.

  1. Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 30/4?

    Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 30/4?

    LIÊN HỆ (679 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 30/4/19 lúc 18:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, điều nhà đầu tư quan tâm là diễn biến thị trường sẽ như thế nào sau kỳ nghỉ lễ này, khi chỉ số đang tiệm cận ngưỡng 980 điểm với mức thanh khoản tiếp tục suy giảm. Liệu hiệu ứng "Sell in May" có xảy ra?


    Kết thúc tháng 4/2019, VN-Index giảm 0,11% xuống 979,64 điểm so với tháng 3. HNX-Index dù tăng nhưng chỉ +0,02% lên 107,46 điểm.

    Mặc dù điều chỉnh với nhiều phiên thanh khoản thấp, nhưng điểm tích cực là khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng, hỗ trợ cho tâm lý thị trường khá nhiều.

    Cụ thể, khối ngoại mua vào 242 triệu cổ phiếu, giá trị 10.142 tỷ đồng, trong khi bán ra 229 triệu cổ phiếu, giá trị 9.131 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng 13 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng 1.010 tỷ đồng.

    Riêng trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng khoảng 660 tỷ đồng, giảm 33% so với tháng 3. Như vậy, khối ngoại đã liên tục mua ròng 8 tháng liên tiếp với tổng giá trị 17.407 tỷ đồng.

    Về diễn biến chỉ số, xét riêng về tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 14 năm qua, VN-Index đa số tăng điểm (9 lần tăng, 5 lần giảm), trong khi HNX-Index khá cân bằng (7 tăng và 6 giảm).

    Với VN-Index, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 14 năm là năm 2011 với mức tăng 5,18%, trong khi năm giảm mạnh nhất chính là năm ngoái 2018 với mức giảm 6,22%. Tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay, VN-Index tăng 1,4%.

    Trong khi đó, với HNX-Index năm có tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ 30/4 là năm 2009 với mức tăng 4,36%, trong khi giảm mạnh nhất là 8,96%. Trong tuần trước kỷ nghỉ lễ năm nay, HNX-Index tăng 1,5%.


    Năm

    Tuần trước kỳ nghỉ

    Tuần sau kỳ nghỉ

    VN-Index

    HNX-Index

    VN-Index

    HNX-Index

    2006

    +0,69

    -

    -0,27%

    -

    2007

    -4,64%

    -8,96%

    +2,52%

    -0,48%

    2008

    +1,26%

    +0,1%

    -4,22%

    -8,8%

    2009

    +3,79%

    +4,36%

    +13,68%

    +14,11%

    2010

    +2,47%

    +0,76%

    -0,06%

    +2,61%

    2011

    +5,18%

    -0,41%

    -1,54%

    -1,07%

    2012

    +1,73%

    +2,71%

    +0,54%

    +1,77%

    2013

    +0,27%

    0%

    +0,15%

    +1,2%

    2014

    -0,16%

    -0,93%

    -6,15%

    -7,07%

    2015

    -0,6%

    +0,2%

    -1,4%

    -2,97%

    2016

    +0,99%

    -0,32%

    +1,36%

    -0,38%

    2017

    +0,75%

    +0,75%

    +0,36%

    +0,19%

    2018

    -6,22%

    -7,50%

    -2,2%

    -0,1%

    2019

    +1,4%

    +1,5%

    -

    -
    Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, thống kê trong 13 năm qua, thị trường thường tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên, thậm chí có những năm VN-Index tăng rất mạnh như năm 2006 tăng 2,79%, năm 2009 tăng 4,67%, còn HNX-Index tăng 5,64%.

    Tuy nhiên, trong ngày giao dịch trở lại của năm 2018 (ngày 2/5) thị trường lao dốc do nhóm cổ phiếu lớn bị chốt lời, theo đó VN-Index mất 2,02%, HNX-Index mất 1,46%. Tại thời điểm này, VN-Index đang đứng trên vùng đỉnh tại ngưỡng 1.050 điểm. Còn HNX-Index cũng đứng ở mức cao trên 120 điểm.

    Trong 2 phiên còn lại trong tuần (mùng 3 và 4/5), thị trường tiếp tục hụt hơi, và tâm lý nhà đầu tư có phần sợ hãi sau phiên giảm sâu trước đó đã khiến VN-Index tiếp tục giảm (-0,25%) và chỉ nhích 0,03% trong ngày sau đó. Ngược lại thì HNX-Index phục hồi khá tốt, khi lần lượt (+1,27%) và (+0,05%).

    Tháng 5 cũng là tháng giao dịch khá đặc biệt trong năm khi tháng này thường được nhà đầu tư nhớ đến với hiệu ứng “Sell In May”.

    Tuy nhiên, trong tháng 5 của 13 năm giao dịch vừa qua, hiệu ứng “Sell In May” lại khá cân bằng. Cụ thể, theo thống kê của Đầu tư Chứng khoán, trong 13 năm trở lại đây (từ 2006 - 2018), thị trường chứng khoán Việt Nam có 6 lần tăng và 7 lần giảm.

    Nhìn chung khoảng 5 năm trở lại đây, từ đầu năm 2013 với mức điểm 400 được hình thành khi thị trường bắt đầu phục hồi dần thì VN-Index đã có tới 4 lần tăng và chỉ 2 lần giảm, và thậm chí từ 2015-2017 đã liên tục tăng.

    Tháng 5 năm 2018 là tháng giảm mạnh nhất trong khoảng thời gian này, tuy nhiên, việc VN-Index tăng nóng 48% trong năm 2017 và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 với nhiều phiên tăng mạnh chỉ do kéo một vài trụ cột lớn không phải là hiếm.

    Do đó, điều dễ hiểu khi tâm lý chốt lời mạnh và diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất trên thị trường quốc tế tăng, TTCK thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn, khiến VN-Index đã mất 7,52%, còn HNX-Index giảm 6,3%.


    Trong tháng 5/2018, giá trị bán ròng của khối ngoại tính riêng khớp lệnh khoảng 6.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 3.000 tỷ đồng trong tháng 4/2018.

    Mặc dù vậy, điểm sáng là các quỹ ETF vẫn mua khá tích cực. Trong tháng 5, có 3 quỹ ETF đã liên tục tăng vốn và mua ròng 386 tỷ đồng cổ phiếu.


    Bảng 2: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 5 của 13 năm qua


    Năm

    VN-Index

    HNX-Index

    2006

    -9,5%

    -

    2007

    +17,06%

    +1,35%

    2008

    -20,73%

    -29,45%

    2009

    +27,99%

    +25,33%

    2010

    -6,44%

    -8,95%

    2011

    -12,29%

    -16,87%

    2012

    -9,41%

    -7,25%

    2013

    +9,25%

    +10,73%

    2014

    -2,76%

    -5,05%

    2015

    +1,27%

    +0,58%

    2016

    +3,35%

    +1,54%

    2017

    +2,80%

    +4,88%

    2018

    -7,52%

    -6,3%

    Lạc Nhạn
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này