Thế hệ trẻ 'không muốn làm gì' ở Trung Quốc

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Minh Thiện, 9/7/21.

  1. Thế hệ trẻ 'không muốn làm gì' ở Trung Quốc

    Thế hệ trẻ 'không muốn làm gì' ở Trung Quốc

    LIÊN HỆ (465 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Minh Thiện
    3. Ngày đăng: 9/7/21 lúc 08:48
    4. Số điện thoại: 000000000
  2. Minh Thiện

    Minh Thiện Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    23/2/21
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ghét áp lực và nhận ra vật chất không quyết định tất cả, một bộ phận giới trẻ Trung Quốc chọn lối sống 'nằm thẳng', tức chẳng làm gì.

    Cách đây năm năm, Luo Huazhong nhận ra mình chẳng thích làm gì cả. Anh bỏ việc ở nhà máy và đạp xe 1.300 dặm từ Tứ Xuyên đến Tây Tạng. Luo sống bằng những công việc lặt vặt và 60 USD tiền tiết kiệm mỗi tháng. Anh gọi lối sống của mình là "nằm thẳng" (thảng bình - tang ping).

    "Tôi thấy thoải mái", Luo 31 tuổi viết trên blog cá nhân hồi tháng 4. "Tôi không thấy có gì sai".

    Bài viết của Luo có tựa đề "Nằm thẳng là Chân lý", đính kèm bức ảnh anh nằm trên giường trong căn phòng tối, rèm kéo kín. Không lâu sau, nó lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và được giới trẻ Trung Quốc coi như một dạng tuyên ngôn về lối sống mới.

    [​IMG]
    "Nằm thẳng" tức là không làm gì. Ảnh: Qilai Shen/ New York Times.

    Những thế hệ trước ở Trung Quốc quan niệm con đường dẫn đến thành công là làm việc chăm chỉ, kết hôn và sinh con. Nhờ công thức này, hàng triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, trong bối cảnh giờ làm bị kéo dài và giá nhà ở tăng nhanh hơn thu nhập, nhiều người trẻ sợ rằng mình sẽ là thế hệ đầu tiên kém cỏi hơn bố mẹ. Họ chọn trả đũa xã hội bằng cách "nằm thẳng".

    "Sau khi đã làm việc quá lâu, tôi cảm thấy tê liệt như một cỗ máy. Thế nên tôi nghỉ việc", Luo chia sẻ trong một bài phỏng vấn. "Nằm thẳng" nghĩa là không kết hôn, không sinh con, không có việc làm và tránh xa những món vật chất như nhà cửa, xe cộ.

    Lối sống này trái ngược với mong muốn của xã hội song Leon Ding chẳng bận tâm. Chàng trai 22 tuổi đã "nằm thẳng" ba tháng và coi đây là "sự phản kháng thầm lặng". Tháng 3 năm nay, cậu bỏ đại học dù đã vào năm cuối vì không thích ngành khoa học máy tính mà bố mẹ chọn cho mình.

    Rời trường học, Ding dùng tiền tiết kiệm thuê một căn phòng ở Thâm Quyến. Cậu cố tìm một công việc văn phòng bình thường nhưng phần lớn các vị trí đều đòi hỏi làm dài giờ. "Tôi muốn một công việc ổn định cho phép mình có thời gian thư giãn. Nhưng biết kiếm ở đâu bây giờ", Ding giãi bày.

    Ding tân niệm người trẻ nên cống hiến cho công việc mình yêu thích chứ không phải "996", tức là làm từ 9h sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày, 6 ngày một tuần như nhiều nhà tuyển dụng kỳ vọng. Chán nản với công cuộc tìm việc, Ding quyết định "nằm thẳng".

    "Thành thật mà nói, tôi thấy rất thoải mái. Tôi không muốn quá khắt khe với bản thân", cậu nói. Để trang trải cuộc sống, Ding chơi điện tử theo yêu cầu và giảm chi tiêu cá nhân, ví dụ như cắt trà sữa. Khi được hỏi về kế hoạch dài hạn, cậu đáp: "Hãy quay lại đây sau sáu tháng nữa. Tôi chỉ lên kế hoạch cho sáu tháng thôi".

    Trong khi phần lớn thế hệ Y Trung Quốc vẫn tiếp tục truyền thống làm việc chăm chỉ, "nằm thẳng" cho thấy phản ứng với môi trường siêu cạnh tranh tại đất nước đông dân nhất thế giới.

    Xiang Biao, giáo sư nhân chủng học xã hội tại Đại học Oxford gọi "nằm thẳng" là một bước ngoặt cho Trung Quốc. "Người trẻ cảm thấy một loại áp lực mà họ không thể diễn giải. Họ cũng nhận ra vật chất không còn là nguồn ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc sống", ông nói.

    Trên các phương tiện truyền thông, "nằm thẳng" bị chỉ trích là "đáng xấu hổ". Yu Minhong, một tỷ phú nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng kêu gọi giới trẻ không đi theo lối sống này bởi "nếu không, tương lai đất nước còn trông cậy vào ai".

    Luo quyết định viết về "nằm thẳng" sau khi thấy những cuộc tranh luận về kết quả điều tra dân số mới nhất của Trung Quốc hồi tháng 4 và lời kêu gọi người dân sinh thêm con từ chính phủ. Anh tự gọi chia sẻ của mình là "cuộc độc thoại nội tâm của một người đàn ông sống ở đáy xã hội".

    "Tôi có quyền lựa chọn một lối sống chậm. Tôi chẳng làm gì ảnh hưởng đến xã hội. Liệu chúng ta có bắt buộc làm việc 12 tiếng một ngày không và liệu đó có phải công lý không", Luo bày tỏ.

    Luo sinh ra ở vùng nông thôn phía Đông tỉnh Chiết Giang. Năm 2007, anh bỏ học cấp ba và trở thành công nhân của nhà máy sản xuất lốp xe. Mỗi ca làm việc kéo dài 12 tiếng khiến bàn chân Luo phồng rộp.

    Năm 2014, Luo tìm được công việc giám sát sản phẩm nhưng không thích. Hai năm trôi qua, anh nghỉ việc, thỉnh thoảng tham gia diễn xuất để kiếm sống. Năm 2018, Luo đóng vai xác chết trong một bộ phim Trung Quốc.

    Giờ đây, Luo được người theo dõi đặt biệt danh "bậc thầy nằm phẳng". Mỗi ngày, anh đọc sách triết học, tin tức và tập thể dục. Với Luo, "nằm thẳng" là lối sống lý tưởng giúp anh tối giản và tự do suy nghĩ, thể hiện.

    Đọc được bài viết của Luo, Zhang Xinmin 36 tuổi nảy ra ý định sáng tác một ca khúc nói về lối sống "nằm phẳng".

    Zhang là một nhạc sĩ ở Vũ Hán, bỏ công việc quảng cáo từ cách đây năm năm để theo đuổi âm nhạc. Bài hát về "nằm phẳng" của anh có tên "Tang ping là con đường đúng đắn".

    Thu Nguyệt (Theo New York Times)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này