Thế giới bỗng dưng thiếu hụt mọi thứ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 18/5/21.

  1. Thế giới bỗng dưng thiếu hụt mọi thứ

    Thế giới bỗng dưng thiếu hụt mọi thứ

    LIÊN HỆ (237 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 18/5/21 lúc 20:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Vào thời điểm đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới cách đây 1 năm, người tiêu dùng đã mua hàng trong trạng thái hoảng loạn. Giờ thì đến lượt các công ty điên cuồng tích trữ hàng tồn kho khi thế giới trên đà phục hồi.


    [​IMG]

    Từ các nhà sản xuất nệm, hãng sản xuất ô tô cho đến nhà sản xuất giấy nhôm, tất cả đều đẩy mạnh tích trữ nguyên vật liệu nhiều hơn mức họ cần. Mục tiêu là để đáp ứng sự gia tăng chóng mặt của nhu cầu hàng hóa và xoa dịu nỗi lo sợ thiếu hụt nguồn cung. Đây là một trong những lý do dẫn tới sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Tình trạng thiếu hụt, tắc nghẽn giao thông vận tải và giá cả tăng vọt đang gần đạt mức cao nhất trong lịch sử gần đây. Điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng sẽ gây ra lạm phát.

    [​IMG]Ảnh: Bloomberg

    Từ đồng, quặng sắt và thép cho tới bắp ngô, cà phê, lúa mì và đậu nành, cũng như gỗ xẻ, chất bán dẫn, nhựa và bìa cứng, tất cả đều đang được các công ty thu gom. Thế giới dường như đang thiếu tất cả những thứ đó.

    “Món nào chúng tôi cũng đang thiếu”, Tom Linebarger, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của nhà sản xuất động cơ và máy phát điện Cummins, cho biết trong tháng này.

    Khách hàng đang “cố gắng giành lấy mọi thứ có thể vì họ nhận thấy nhu cầu cao từ phía người dùng”, Jennifer Rumsey, Chủ tịch kiêm Giám đốc vận hành của Cummins trụ sở tại Indiana, chia sẻ. “Họ nghĩ rằng tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến năm sau”.

    Vậy đâu là điểm khác biệt giữa cuộc khủng hoảng nguồn cung của năm 2021 và sự gián đoạn nguồn cung trong quá khứ? Đó là mức độ thiếu hụt và ai ai cũng đang cho là tình trạng hiện tại chưa có dấu hiệu kết thúc.

    Dù công ty lớn hay nhỏ, chẳng mấy ai tránh khỏi tác động của tình trạng thiếu hụt. Girteka Logistics, hãng có đội xe tải lớn nhất châu Âu, cho biết đã phải vật lộn để tăng công suất. Monster Beverage ở Corona (California) đang đối phó với tình trạng khan hiếm lon nhôm. Trong khi đó, MOMAX Technology tại Hồng Kông đang trì hoãn sản xuất sản phẩm mới vì sự khan hiếm của chất bán dẫn.

    Càng làm trầm trọng mọi thứ là một danh sách dài những thảm họa bất thường trong những tháng gần đây.

    Một sự cố ở kênh đào Suez đã đẩy giá vận tải biển tăng mạnh trên toàn cầu trong tháng 3. Hạn hán đã tàn phá mùa màng nông nghiệp. Tình trạng đóng băng và mất điện hàng loạt đã đóng sầm cảnh cửa hoạt động của các doanh nghiệp năng lượng và hóa dầu ở miền Trung nước Mỹ trong tháng 2.

    Cách đây chưa đầy hai tuần, tin tặc đã đánh sập đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất ở Mỹ, qua đó đẩy giá xăng vượt ngưỡng 3 USD/gallon lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giờ đây, vụ bùng phát khủng khiếp Covid-19 ở Ấn Độ đang đe dọa hoạt động của các bến cảng lớn nhất tại đất nước này.

    Với những ai đang nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ kết thúc trong một vài tháng, hãy xem xét chỉ báo kinh tế của Mỹ là chỉ số các nhà quản lý logistics (Logistics Managers’ Index).

    Chỉ số này được xây dựng bằng cách khảo sát hàng tháng đối với các giám đốc cung ứng của công ty về hàng tồn kho, vận chuyển và chi phí kho hàng – ba thành phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng – ở thời điểm hiện tại và trong 12 tháng tới. Chỉ số nhà quản lý logistics đang ở mức cao thứ hai từ năm 2016, trong khi chỉ số đo lường trong 12 tháng báo hiệu tình trạng căng thẳng nguồn cung khó thuyên giảm. Chỉ số này có độ chính xác đáng kinh ngạc trong quá khứ, khớp với chi phí thực tế tới 90% số lần.

    [​IMG]

    Đối với Zac Rogers, người góp phần tổng hợp chỉ số này và đang là Phó Giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Bang Colorado, đã xảy ra một sự thay đổi về cơ bản.

    Trong quá khứ, 3 yếu tố này đã được tối ưu hóa để duy trì chi phí thấp và có độ tin cậy cao. Ngày nay, trong bối cảnh nhu cầu thương mại điện tử tăng mạnh, các nhà kho đã chuyển từ vùng ngoại ô sang các gara đậu xe cao cấp ở trung tâm thành phố hoặc không gian cửa hàng bách hóa bỏ trống. Mục tiêu là để đẩy nhanh quá trình giao hàng, mặc dù giá bất động sản, chi phí tiền lương cao hơn.

    “Hiện tại, nhiều người cho rằng thật khó để kéo nguồn cung lên bằng với nhu cầu hiện tại”, ông Rogers cho biết. “Vì thế, chúng ta có thể chứng kiến giá tăng thêm trong vòng 12 tháng tới”.

    Ngày càng nhiều thước đo phổ biến bắt đầu phản ánh chi phí cao hơn. Trong tháng 4/2021, chỉ số CPI lõi của Mỹ – loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu – đã tăng mạnh so với tháng 3, tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Về phía giá sản xuất, chỉ số PPI của Mỹ tăng gấp đôi so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Chúng sẽ bào mòn biên lợi nhuận của họ, trừ khi các công ty có thể chuyển phần chi phí này cho khách hàng và nâng năng suất lao động.

    Ngày càng nhiều nhà quan sát cảnh báo lạm phát sắp tăng nhanh chóng. Mối đe dọa này đã làm rung chuyển các thủ đô, ngân hàng trung ương, nhà máy và siêu thị trên khắp thế giới. Một câu hỏi quan trọng hơn là liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nâng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Ngoài ra, lạm phát cũng đe dọa tới kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Joe Biden.

    [​IMG]Sự thiếu hụt, tắc nghẽn giao thông vận tải và giá cả tăng vọt đang gần đạt mức cao nhất trong lịch sử gần đây. Điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng sẽ gây ra lạm phát. Ảnh: Bloomberg

    “Bạn phải mang tất cả yếu tố này vào phương tình tính toán. Đây là môi trường thuận lợi để dung dưỡng lạm phát”, David Landau, Giám đốc sản phẩm tại BluJay Solutions, cho hay.

    Tuy nhiên, các nhà quyết sách đã đưa ra hàng loạt lý do để trấn an nỗi lo ngại về lạm phát. Gần đây, Thống đốc Fed Lael Brainard cho biết các quan chức “nên bình tĩnh trong giai đoạn lạm phát tăng tạm thời này”. Nằm trong số các lý do mà bà đưa ra là: Đà tăng mạnh gần đây một phần đến từ việc so với cái nền thấp của 1 năm trước đó (thời điểm dịch hoành hành). Hơn nữa, doanh số bán lẻ tại Mỹ đã chững lại trong tháng 4/2021 sau đà tăng mạnh của tháng trước đó. Ngoài ra, giá hàng hóa gần đây đã rút khỏi mức đỉnh nhiều năm.

    Bị mắc kẹt trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung là Dennis Wolkin. Gia đình của anh đã điều hành công ty sản xuất nệm cũi trong 3 thế hệ.

    Kinh tế tăng trưởng thường tốt cho việc bán giường trẻ em. Tuy nhiên, nhu cầu dù tăng thêm thì cũng chẳng có ý nghĩa nếu thiếu nguyên vật liệu chính: Đệm mút. Loại nhựa tổng hợp mà ông Wolkin sử dụng để lắp ráp giường đang trong tình trạng thiếu hụt, một phần là do tình trạng đóng băng trên khắp miền Nam Mỹ hồi tháng 2/2021 và do “các công ty đặt hàng quá mức và cố gắng tích trữ những gì họ có thể”.

    “Mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát, nhất là trong tháng trước”, ông Wolkin, Phó Chủ tịch tại Colgate Mattress, cho hay. “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tình trạng này trước đây”. Được biết, Colgate Mattress là công ty bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ như Target và các nhà bán lẻ độc lập.

    Mặc dù nhựa tổng hợp Polyurethane Foam đã tăng giá 50% so với trước đại dịch Covid-19, nhưng ông Wolkin vẫn dự định mua gấp đôi số lượng mình cần và tìm kiếm không gian để lưu trữ hàng tồn kho thay vì từ chối đơn đặt hàng từ khách hàng mới. Ông nói: “Dường như những công ty như chúng tôi sẽ mua rất nhiều hàng hóa để tồn trữ”.

    Chỉ số CPI tại Mỹ tăng vọt

    [​IMG]Nguồn: Bloomberg

    Ngay cả các công ty đa quốc gia với hệ thống quản lý cung ứng kỹ thuật số và đội ngũ người giám sát hàng tồn kho cũng rất chật vật trong bối cảnh hiện tại. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg trong tháng này, Marc Bitzer, CEO Whirlpool, cho biết chuỗi cung ứng của họ bị “đảo lộn khá nhiều” và nhà sản xuất đồ gia dụng này đang tăng giá theo từng đợt.

    Thông thường Whirlpool và các ông lớn khác sản xuất hàng hóa dựa trên các đơn đặt hàng và những dự báo về doanh số bán hàng. Hiện tại, Whirlpool đang sản xuất dựa trên những phụ tùng có sẵn.

    “Hoạt động đang kém hiệu quả trong bối cảnh bất bình thường hiện tại, nhưng đó là cách bạn phải vận hành công ty tại thời điểm này”, ông Bitzer chia sẻ. “Tôi biết có người nói tình trạng này chỉ là tạm thời, nhưng theo chúng tôi, tình trạng sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài”.

    Áp lực đang đè nặng lên sản lượng nguyên vật liệu thô trên toàn cầu và tình trạng căng thẳng có thể vẫn tiếp diễn vì công suất đang được nâng lên một cách chậm chạp và tốn nhiều chi phí hơn. Giá gỗ, đồng, quặng sắt và thép đều tăng vọt trong vài tháng gần đây vì nguồn cung bị hạn chế, trong khi nhu cầu đang rất cao tại Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    [​IMG]Các thùng chứa dầu của Colonial Pipeline tại New Jersey. Ảnh: Bloomberg

    Giá dầu thô cũng đang trên đà tăng, giá nguyên vật liệu công nghiệp từ nhựa đến cao su và hóa chất cũng tăng theo. Một phần đà tăng này đã chuyển sang giá thành phẩm. Reynolds Consumer Products, nhà sản xuất giấy nhôm Reynolds và túi đựng rác Hefty, đang lên kế hoạch tăng giá thêm một đợt nữa và đây là lần nâng giá thứ 3 trong năm 2021.

    Chi phí thực phẩm cũng đang tăng cao. Giá dầu ăn – được chế biến từ quả của cây cọ dầu – đã tăng hơn 135% trong năm qua lên và lập kỷ lục mới. Giá đậu nành vượt mức 16 USD/giạ lần đầu tiên kể từ năm 2012. Hợp đồng kỳ hạn bắp ngô đạt đỉnh 8 năm trong khi giá lúa mì kỳ hạn tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013.

    Trong tháng 4, một chỉ số theo dõi giá thực phẩm trên thế giới của Liên Hợp Quốc đã tăng 11 tháng liên tiếp và lên đỉnh 7 năm. Giá thực phẩm đang trong chuỗi tăng dài nhất trong hơn 1 thập kỷ, giữa bối cảnh nỗi lo về thời tiết và làn sóng thu mua nông sản ở Trung Quốc đang thắt chặt nguồn cung. Điều này có thể đẩy lạm phát tăng nhanh hơn.

    Trước đó trong tháng này, chỉ số giá hàng hóa giao ngay của Bloomberg chạm mức cao nhất kể từ năm 2011.

    Chỉ số giá hàng hóa giao ngay của Bloomberg

    [​IMG]Ảnh: Bloomberg

    Nằm trong số những lý do chính thúc đẩy đà tăng là nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh hơn các quốc gia khác. Điều đó đang được thể hiện rõ ở những con tàu container đang trôi dạt ngoài khơi California. Hiện hàng chục tàu container đang chờ dỡ hàng tại các bến cảng từ Oakland đến Los Angeles.

    Hầu hết hàng hóa nhập vào Mỹ đều đến từ Trung Quốc. Tuần trước, số liệu từ Chính phủ Trung Quốc cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 tăng mạnh nhất kể từ năm 2017. Điều này càng cho thấy áp lực chi phí đối với các nhà máy của Trung Quốc và có thể gây ra rủi ro lớn về lạm phát nếu phần tăng chi phí được chuyển cho các nhà bán lẻ và khách hàng khác ở nước ngoài.

    Ở các trung tâm sản xuất ở Đông Á, tình trạng tắc nghẽn đang rất trầm trọng. Sự khan hiếm chất bán dẫn đã lan rộng từ lĩnh vực ô tô sang các chuỗi cung ứng điện thoại thông minh phức tạp của châu Á.

    Ông John Cheng đang điều hành MOMAX ở Hồng Kông– một công ty sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng, từ bộ sạc điện thoại thông minh không dây đến máy lọc không khí thông minh tại nhà. Công ty có khoảng 2/3 trong số 300 nhân viên đang làm việc tại một nhà máy ở Thâm Quyến.

    Tình trạng gián đoạn nguồn cung đã gây khó khăn cho nỗ lực phát triển sản phẩm mới và bước vào thị trường mới của MOMAX, theo ông Cheng. Chẳng hạn như việc sản xuất pin dự phòng mới cho các sản phẩm của Apple như iPhone, Airpods, iPad và Apple watch đã bị trì hoãn vì thiếu chip.

    [​IMG]Hoạt động lắp ráp tại nhà máy của MOMAX ở Thâm Quyến. Nguồn: Bloomberg

    Theo Vincent Tsui của Gavekal Research, cuộc khủng hoảng chất bán dẫn đang đe dọa lĩnh vực điện tử nói chung và có thể bắt đầu bóp ngẹt các nền kinh tế có tỷ trọng xuất khẩu cao của châu Á.

    “Đây không chỉ đơn thuần là kết quả của một vài trục trặc tạm thời”, ông Tsui viết trong báo cáo. “Những gián đoạn này mang tính cấu trúc hơn về bản chất và ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành công nghiệp, chứ không chỉ ngành sản xuất ô tô”.

    Trong một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng chip, Hàn Quốc lên kế hoạch chi khoảng 450 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất chip lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.

    Trong khi đó, những con tàu biển, xe tải đang chạy như con thoi giữa các nhà máy và người tiêu dùng. Chúng đang vận chuyển thiết bị, phụ tùng cùng với thành phẩm tới các thị trường.

    Những con tàu vận chuyển container đang hoạt động hết công suất, đẩy mức phí vận tải biển lên kỷ lục mới và gây tắc nghẽn các bến cảng. Chuyến hàng của Columbia Sportswear đã bị trì hoãn hơn 3 tuần qua và nhà bán lẻ này dự báo dòng sản phẩm mùa thu sẽ phải ra mắt trễ hơn vì lý do này.

    Các giám đốc điều hành tại A.P. Moller-Maersk A/S – hãng vận tải container lớn nhất thế giới – dự báo giá cước vận tải đường biển sẽ giảm dần trong khoảng thời gian còn lại của năm 2021. Và cho dù như thế, họ cũng không cho là giá vận tải biển sẽ trở lại mức giá cực rẻ của thập kỷ trước. Các hãng sẽ nâng công suất bằng cách đặt thêm tàu mới, nhưng chúng phải mất hai hoặc ba năm để hoàn thành các đơn hàng đóng tàu.

    Shanella Rajanayagam, Chuyên gia kinh tế thương mại tại HSBC, ước tính rằng đà tăng của giá vận tải bằng container trong 12 tháng qua có thể đẩy chỉ số giá sản xuất (PPI) ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng tới 2%.

    Giá vận tải hàng hóa bằng đường sắt và xe tải cũng tăng mạnh. Chỉ số Cass Freight – theo dõi giá vận tải hàng hóa – chạm mức kỷ lục trong tháng 4/2021. Trong quý 2/2021, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải có thể tăng 70% so với cùng kỳ và được dự báo tăng 30% trong năm 2021 so với năm 2020, Todd Fowler, Chuyên viên phân tích tại KeyBanc Capital Markets, cho biết trong báo cáo ngày 10/05.

    “Chúng tôi kỳ vọng giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa sẽ vẫn ở mức cao khi xét tới mức hàng tồn kho thấp, nhu cầu theo mùa và sự phục hồi của hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, công suất vận chuyển bằng xe tải lại rất hạn chế”, ông Fowler cho biết.

    Đối với công ty đóng gói hàng hóa DS Smith ở London, thách thức đến từ nhiều phía. Trong suốt đại dịch Covid-19, khách hàng gấp rút mua hàng trực tuyến, qua đó thúc đẩy nhu cầu hộp ePack và các nguyên vật liệu dùng cho vận chuyển hàng hóa khác tăng 700%. Kế đó là áp lực chi phí mua sợi tái chế – nguyên vật liệu đầu vào của DS Smith – tăng gấp đôi lên 200 Euro/tấn (243 USD).

    “Đây là một khoảng chi phí lớn” đối với một công ty mua 4-5 triệu tấn sợi tái chế mỗi năm, Miles Roberts, Tổng Giám đốc của DS Smith, nhận định. Ông cũng không cho rằng việc mua hàng qua mạng chỉ là xu hướng tạm thời. “Xu hướng thương mại điện tử sẽ tồn tại mãi”, ông nhận định.

    Tại Colgate Mattress, ông Wolkin từng có thể đặt hàng nhựa tổng hợp vào ngày thứ Hai và nhận hàng vào ngày thứ Năm. Giờ thì các nhà cung ứng của ông không thể hứa hẹn bất kỳ điều gì.

    Điều dễ dàng nhận thấy nhất là ông không thể cứ mãi gánh chịu mức chi phí đầu vào ngày một tăng, trong khi vẫn phải duy trì chất lượng sản phẩm. “Đây là một dạng thách thức dài hạn”, ông Wolkin cho hay. “Lạm phát đang ập đến – tại một thời điểm nào đó, bạn phải chuyển phần chi phí này cho khách hàng”.

    Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     
    Last edited by a moderator: 18/5/21

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này