Thay vì đánh mắng, đây là 4 cách phạt con khoa học giúp trẻ ngoan hơn, thông minh hơn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi suhee25, 29/4/19.

  1. Thay vì đánh mắng, đây là 4 cách phạt con khoa học giúp trẻ ngoan hơn, thông minh hơn

    Thay vì đánh mắng, đây là 4 cách phạt con khoa học giúp trẻ ngoan hơn,...

    LIÊN HỆ (511 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: suhee25
    3. Ngày đăng: 29/4/19 lúc 16:41
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. suhee25

    suhee25 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Những cách phạt con khoa học sau đây sẽ giúp trẻ nhận ra được những lỗi mà mình đã mắc phải, đồng thời con cũng trở nên dễ bảo và thông minh hơn rất nhiều.

    Đối với rất nhiều bà mẹ, muốn con nên người, tuyệt đối không nên nuông chiều mà phải thật nghiêm khắc. Đây hoàn toàn là một quan niệm đúng đắn, tuy nhiên, cũng có vô số bà mẹ nhầm lẫn hoàn toàn khái niệm nghiêm khắc và nghiêm khắc quá mức. Một số người luôn dùng bạo lực, đòn roi, những câu chửi mắng để dạy dỗ con, cứ tưởng đó là nghiêm khắc, là giúp con nên người nhưng lại chẳng biết rằng, hành động của mình lại có thể gây ra hậu quả kinh khủng cho tương lai trẻ về sau.

    [​IMG]

    Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ thường xuyên bị đánh đập, chửi mắng sẽ bị tổn thương tâm lý và những tổn thương này dần tích tụ theo thời gian, đến một mức nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách và có thể khiến trẻ bị trầm cảm, rối loạn phát triển nhân cách. Không những thế, những đứa trẻ “được” dạy dỗ bằng đòn roi lớn lên thường có xu hướng giải quyết vấn đề bằng bạo lực, nóng nảy, dễ tức giận dẫn đến những hành động sai lầm. Vậy phạt con như thế nào là đúng cách? Nghiêm khắc không phải là suốt ngày chỉ dùng đòn roi để giúp con nên người, thay vì đánh mắng, mẹ hãy cân nhắc một số biện pháp phạt con khi bé làm sai dưới đây, đảm bảo rất khoa học và hiệu quả, lại không làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con trong tương lai:

    Phạt đứng im một chỗ

    Trẻ con rất hiếu động, trẻ đặc biệt luôn phải chạy nhảy không ngừng để vui chơi và khám phá những điều mới. Vì thế, đa số các em bé đều cảm thấy rất sợ nếu phải đứng im một chỗ và đây chính là hình phạt mẹ có thể áp dụng bất cứ lúc nào để yêu cầu con hối lỗi. Hình phạt này đặc biệt phù hợp khi trẻ mắc những lỗi như quậy phá nơi công cộng, đánh lộn với bạn, giành giật đồ chơi của bạn, cãi nhau, không nghe lời người lớn. Mẹ hãy cho con đứng im một chỗ, có thể úp mặt vào tường khoảng 15 – 20 phút để con tự suy nghĩ về những hành động mình đã làm và nhận ra điều đó là sai trái. Hình phạt này sẽ giúp trẻ bình tâm và suy nghĩ thấu đáo hơn để không phạm lỗi trong những lần kế tiếp.

    Phạt cấm làm điều con thích

    Nếu trẻ không nghe lời cha mẹ, quá cứng đầu hoặc đã được dặn làm việc nhưng lại quên đi nhiệm vụ, mẹ hãy phạt con bằng cách cấm làm những điều con thích trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ em đều sẽ rất sợ hình phạt này vì chúng luôn mong muốn được tự do làm những điều mình thích. Vì thế, khi bị phạt con sẽ ghi nhớ kỹ càng hơn, hãy giúp con hiểu ra rằng, nếu không nghe lời và cố ý làm sai những điều mẹ dạy hoặc không làm tròn công việc được giao, con chắc chắn cũng sẽ chẳng bao giờ được tự do làm tất cả những điều mà con mong muốn.

    [​IMG]

    Phạt đọc sách

    Một trong những cách phạt giúp điều chỉnh nhân cách con rất tốt đó chính là phạt đọc sách. Nếu trẻ hay nóng giận, mất bình tĩnh, không lễ phép, hay ăn hiếp bạn, mẹ hãy phạt con bằng cách bắt bé ngồi yên một chỗ và đọc hết cuốn sách mẹ giao. Lựa chọn những loại sách có cấc bài học đạo đức, giáo dục nhân tâm sẽ giúp con rèn được sự bình tĩnh, tiếp thu được những điều hay để trở nên con người vẹn toàn hơn.

    Phạt làm việc nhà

    Nếu bé lười biếng và thường xuyên bày bừa, không chịu dọn dẹp đồ chơi, mẹ hãy phạt con bằng cách bắt buộc con phải làm việc nhà. Khi bị phạt theo cách này, bé sẽ ý thực được trách nhiệm cùng những công việc mình phải làm hơn. Bên cạnh đó, con cũng sẽ học được các tự lập và chăm sóc gia đình mà không phải suốt ngày dựa dẫm vào mẹ.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này