Thay đổi số căn cước công dân, tôi phải làm gì để sửa trong sổ đỏ?

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi lsuvn35, 4/5/24.

  1. Thay đổi số căn cước công dân, tôi phải làm gì để sửa trong sổ đỏ?

    Thay đổi số căn cước công dân, tôi phải làm gì để sửa trong sổ đỏ?

    LIÊN HỆ (44 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Bình Dương
    3. Tình trạng hàng: Like New
    4. Nhu cầu: Cần Mua
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: lsuvn35
    3. Ngày đăng: 4/5/24 lúc 08:35
    4. Số điện thoại: 0922895337
  2. lsuvn35

    lsuvn35 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    3/5/24
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tôi làm sổ đỏ từ 2009 với số chứng minh nhân dân cũ 12 số, giờ muốn cập nhật trong số sang số của thẻ căn cước công dân và thêm tên của vợ thì phải làm thế nào, ở đâu? (Độc giả Phan Tiến)

    Do bạn không nói rõ quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bạn (bao gồm có trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng) hay là tài sản chung vợ chồng nhưng vì một lý do nào đó khi làm thủ tục chỉ xin cấp giấy chứng nhận chỉ đứng tên một mình bạn. Do vậy, chúng tôi hướng dẫn cách thức thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể sau:

    Trường hợp thứ nhất, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bạn

    Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Đối với tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

    Do đó, vợ chồng bạn cần lập văn bản thỏa thuận tài sản tại văn phòng công chứng về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng. Sau khi văn bản thỏa thuận này đã được chứng nhận thì bạn tiến hành thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

    Thành phần hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận tài sản, Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, Giấy đề nghị đăng ký biến động (theo mẫu) và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, căn cước công dân của vợ, chồng.

    Trường hợp thứ hai, quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng (Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng).

    Đối với trường hợp này, khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định, nếu quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng, mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng, nếu có yêu cầu.

    Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường, thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo mẫu, Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp và và bản sao các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, căn cước công dân để có căn cứ giải quyết hồ sơ. Hồ sơ cũng được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

    Đối với việc đăng ký thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì trong cả hai biểu mẫu (Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy đề nghị đăng ký biến động) đều đã tích hợp nội dung này nên bạn có thể đề nghị thực hiện đồng thời hai thủ tục hành chính trong cùng một lần thực hiện.

    Bạn cần lưu ý căn cước công dân nộp kèm hồ sơ phải là loại căn cước công dân gắn chíp (do đã được tích hợp thông tin nơi thường trú của đương sự). Căn cước công dân này thay thế cho việc xuất trình sổ hộ khẩu (đã hết giá trị sử dụng) hoặc Giấy xác nhận nơi cư trú với căn cước công dân không gắn chíp.

    Về các biểu mẫu, bạn có thể tải trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc xin trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai địa phương.
    Luật sư Vũ Tiến Vinh
    Công ty luật Bảo An, Hà Nội
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này