FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Việc thay đổi Cổ đông góp vốn công ty Cổ Phần diễn ra rất phổ biến sau khi thành lập công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần góp vốn đòi hỏi hồ sơ, thủ tục thực hiện khá phức tạp. Để giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Tín Việt chia sẽ cùng Quý khách các thông tin về thay đổi cổ đông như sau: Quy định về công ty cổ phần thay đổi cổ đông Đặc điểm của công ty cổ phần là có thể chuyển nhượng tự do cổ phần cho bất kỳ ai nên công ty này có thể thay đổi các thành viên cũng như những cổ đông một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với cổ đông sáng lập, theo luật khi chuyển nhượng cần những điều kiện: - Thay đổi cổ đông sáng lập do cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác. - Đăng ký hủy bỏ tư cách cổ đông sáng lập của một cổ đông do không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết. - Đăng ký rút tư cách cổ đông do hoàn trả lại cổ phần hoặc mua lại cổ phần hoặc mau lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông sáng lập. Theo quy định pháp luật doanh nghiệp, về nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Mặt khác, căn cứ vào khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đồng sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đồng sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Theo đó, ta có thể thấy có 02 cách thức chuyển nhượng cổ phần được công nhận hợp pháp hiện nay gồm: - Thứ nhất, trong 03 năm đầu tiên hoạt động (kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho nhau; và nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập phải được Đại Hội đồng cổ đông đồng ý. - Thứ hai, sau thời hạn 03 năm,cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập cho thành viên khác không phải thành viên trong công ty. Như vậy, từ những nội dung đã phân tích trên, sau thời hạn 03 năm đầu tiên hoạt động thì các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác và cả những người không phải cổ đông của công ty nếu được Đại hội đồng cổ đông đồng . Tức là, công ty cổ phần thành lập 03 năm vẫn được quyền thay đổi cổ đông sáng lập theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần có cần sửa đổi Điều lệ công ty không? Tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc sửa đổi Điều lệ công ty như sau: "Điều 24. Điều lệ công ty 1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. 2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: ... c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;" Như vậy, với các quy định nêu trên thì khi thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập cũng phải sửa đổi Điều lệ công ty. Tham khảo thêm: Thủ tục tăng vốn công ty cổ phần quý khách nên biết Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần có làm thủ tục thông báo hay không? Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết: - Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. - Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. - Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp nêu trên thì mới làm thủ tục thay đổi thông tin với Phòng đăng ký kinh doanh, những trường hợp thay đổi còn lại thì mình chỉ cần thực hiện cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty. Hồ sơ thay đổi cổ đông công ty Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các giấy tờ như sau: - Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần; - Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần; - Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần; - Điều lệ công ty (đã sửa đổi, bổ sung); - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; - Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; - Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty; - Cập nhật thông tin cổ đồng mới nhận chuyển nhượng trong Sổ đăng ký cổ đông. Công nhận việc chuyển nhượng cổ phần Sau khi hồ sơ đã được ký thì việc chuyển nhượng cổ phần được hoàn thành theo thời gian ghi nhận trên Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, khác với trước đây việc chuyển nhượng cổ phần chỉ hoàn thành khi được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận thông tin cổ đông sáng lập mới. Tiếp theo, Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cổ phần cho cổ đông mới, đồng thời thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần Căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp. Như vậy, đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, căn cứ vào điểm b.2 khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần được tính theo công thức sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng cổ phần từng lần x Thuế suất 0,1% Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ bao gồm: - Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông; - Quyết định Đại hội đồng cổ đông; - Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; - Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng. Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).