Thành Thành Công bất ngờ tạm dừng hoạt động 4 nhà máy đường

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 7/5/19.

  1. Thành Thành Công bất ngờ tạm dừng hoạt động 4 nhà máy đường

    Thành Thành Công bất ngờ tạm dừng hoạt động 4 nhà máy đường

    LIÊN HỆ (413 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 7/5/19 lúc 21:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Trong chiều ngày 7/5, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh để đề xuất UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh này hỗ trợ Công ty Thành Thành Công Biên Hoà (TTC Suger) trong việc thực hiện chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật đối với các nhà máy đường mà Tập đoàn chuẩn bị đóng cửa trên địa bàn.


    Chuẩn bị cho vụ ép mía 2019 - 2020, TTC đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 nhà máy: Nhà máy TTCS 10.972 ha; Nhà máy Biên Hoà - Tây Ninh 4.712 ha và Nhà máy Đường Nước Trong 658 ha. Dự kiến, sản lượng mía ép khoảng 1 triệu tấn mía.

    Tuy nhiên, trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu và để các nhà máy đường hoạt động hiệu quả, TTC Suger phải triển khai kế hoạch tái cơ cấu sản xuất vì lý do kinh tế.


    Ông Thành cho biết, trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất niên vụ 2019 - 2020, TTC Suger sẽ tạm dừng 4 nhà máy đường tại Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận do thiếu nguyên liệu. Cụ thể: Nhà máy TTC Biên Hòa - Trị An, Nhà máy TTC Biên Hòa - Phan Rang, Nhà máy TTC Biên Hòa -Tây Ninh, riêng nhà máy Đường Nước Trong sẽ chuyển đổi sang sản xuất đường tiêu chuẩn Organic.

    Từ vài tháng trước, TTC Sugar đã dự đoán về việc đóng cửa các nhà máy có công suất ép dưới 5.000 tấn mía/ngày (TMN).

    Theo TTC, đây là vấn đề khách quan, tuân theo quy luật đào thải của nền kinh tế thị trường. Niên vụ 2019 - 2020 sắp tới, những nhà máy nhỏ, không có vùng nguyên liệu hoặc vùng nguyên liệu manh mún sẽ khó có thể duy trì sản xuất một cách hiệu quả.

    Nguyên nhân là do chi phí sản xuất quá cao, đặc biệt là chi phí mía nguyên liệu với tỷ trọng chiếm đến 80% trên tổng giá thành sản xuất mỗi kg đường.

    Tuy nhiên, việc tạm dừng hoạt động 4 nhà máy này không làm thay đổi các mục tiêu kinh doanh của TTC Sugar.

    "Dừng hoạt động các nhà máy trên sẽ giúp TTC Sugar dồn mía nguyên liệu cho các nhà máy khác đang hoạt động rất hiệu quả, trong đó có TTCS (nhà máy Bourbon trước đây) với công suất lớn, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, để bù đắp sản lượng đường thiếu hụt", ông Thành nói và cho biết, TTC Sugar sẽ tận dụng 2 nhà máy và vùng nguyên liệu rộng lớn tại Lào và Campuchia để sản xuất đủ lượng đường cung cấp cho thị trường.

    Đặc biệt, nhà máy đường - điện - cồn công suất 6.000 tấn mía/ngày TTC Sugar vừa tiếp quản tại tỉnh Kratie, Campuchia sẽ đóng góp một phần không nhỏ nhờ vùng nguyên liệu rộng đến 17.000 ha. Dự kiến nhà máy này sẽ đi chính thức đi vào hoạt động trong 3 năm tới.

    Trước mắt, 2 nhà máy tại Lào và Campuchia sẽ chiếm 30% tổng sản lượng đường của TTC Sugar, và tương lai có thể lên đến 50%. Đây là một sự chuyển dịch, đưa TTC Sugar trở thành một doanh nghiệp mía đường quy mô Đông Dương.

    Về vấn đề giải quyết cho khoảng 400 lao động làm việc tại 4 nhà máy trên, TTC Sugar đã chuẩn bị sẵn các phương án như: điều động một số cán bộ nhân viên qua các nhà máy khác thuộc hệ thống, trong đó có Campuchia đang trong giai đoạn rất cần lao động, một số khác sẽ được chuyển qua các ngành nghề khác thuộc Tập đoàn TTC.

    Khoảng 200 lao động còn lại sẽ được giải quyết chế độ theo Luật Lao động Việt Nam.

    Thùy Vinh
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này