Thận trọng khoản vay ưu đãi lãi suất qua ngân hàng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 15/6/20.

  1. Thận trọng khoản vay ưu đãi lãi suất qua ngân hàng

    Thận trọng khoản vay ưu đãi lãi suất qua ngân hàng

    LIÊN HỆ (243 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 15/6/20 lúc 14:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Năm nay là thời điểm nhiều ngân hàng phải nhận lại những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC mà không xử lý được, nên nợ xấu còn tăng.


    Cho vay chính sách, kinh nghiệm 2009

    Trao đổi với Báo Ðầu tư Chứng khoán, lãnh đạo cao cấp một NHTM cổ phần nhận định: “Kiến nghị của NHNN có lẽ bắt nguồn từ những lo ngại về nợ xấu sẽ phát sinh sau đại dịch Covid-19, bên cạnh đó là đề xuất cho 19 tập đoàn, tổng công ty tiếp cận gói tín dụng 285.000 tỷ đồng hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất 0% trong thời hạn ít nhất 3 năm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC)”.

    Liên quan tới đề xuất hỗ trợ, CMSC cho rằng, trong năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch. Ngoài ra, sẽ có 8/19 tập đoàn, cổng công ty bị thua lỗ, tổng số lỗ khoảng 26.326 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước giảm khoảng 32.836 tỷ đồng so với kế hoạch…

    Song, vấn đề ở đây là các NHTM cũng là doanh nghiệp và quan trọng hơn, đó là tình trạng nhiều doanh nhà nước có hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở mức báo động, nếu tiếp tục cho vay ưu đãi thì dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng trả nợ, khiến nợ xấu tăng cao, qua đó chồng thêm khó khăn cho các ngân hàng…

    Nhìn lại từ năm 2009, với mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các giải pháp kích thích kinh tế, gói kích cầu đã được thực hiện ở Việt Nam như gói kích thích kinh tế khoảng 145.600 tỷ đồng (hơn 8 tỷ USD theo tỷ giá giai đoạn này), gói tín dụng hơn 400.000 tỷ đồng với lãi suất 4%/năm (kéo dài từ tháng 2-12/2009)...

    Ðiểm đáng chú ý tại Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 6/2009 cho thấy, từ tháng 4/2009, chương trình hỗ trợ lãi suất mở rộng đối tượng vay từ vốn lưu động sang vốn đầu tư và thời hạn dài hơn, từ 9 tháng tăng lên 2 năm, trong khi tín dụng ngân hàng lúc đó vẫn luân chuyển tốt, nên có nhiều băn khoăn về tính hợp lý của chương trình hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 này.

    Ðặc biệt, việc hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm giống như chức năng “cho vay chính sách” vốn đã bị các NHTM hủy bỏ và chuyển sang những ngân hàng chuyên biệt trước đó vài năm như một phần trong nỗ lực cải cách ngành tài chính ngân hàng.

    “Cho vay chính sách rất dễ bị thiên vị, có thể khiến việc phân bổ nguồn lực trở nên thiếu hiệu quả, gây ảnh hưởng đến chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng”, WB nhận định.

    Cũng theo WB, ngay tại thời điểm đó đã có một số dấu hiệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng lên sau vài năm khi các ngân hàng quốc doanh có nhiều nỗ lực làm sạch danh mục đầu tư của mình để chuẩn bị cho cổ phần hóa và nhìn chung đã cải thiện được chất lượng cho vay.

    Nợ xấu có thể cao hơn 3,67% vào cuối năm 2020

    Số liệu NHNN cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%, tăng so với con số cuối năm 2019 là 1,63%. Con số này có thể cao hơn trong quý II khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

    Cũng theo NHNN, ước có khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, trong đó nhiều nhất là kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng với dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ; tiếp đó là công nghiệp chế biến, chế tạo với 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3%; hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khoẻ, giặt là, cắt tóc, hiếu hỉ...) là 260.000 tỷ đồng, chiếm 3,1%; nông - lâm nghiệp và thuỷ sản là 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9%, tập trung chủ yếu vào các ngành hàng rau quả, thuỷ sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.

    Với hoạt động kinh doanh bất động sản, dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 145.000 tỷ đồng, chiếm 1,75% tổng dư nợ; các dự án BOT, BT giao thông khoảng 110.000 tỷ đồng (chiếm 1,35%); khai khoáng dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 45.000 tỷ đồng (chiếm 0,5%), tập trung chủ yếu vào dư nợ đối với khai thác than, dầu thô, quặng kim loại. Con số này tại lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch là 169.000 tỷ đồng; vận tải là 139.000 tỷ đồng...

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến nợ xấu tại các NHTM tăng trong thời điểm này đó là: Thứ nhất, Covid-19 đã tác động toàn diện đến người dân và doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng. Nợ xấu khó có thể giảm, mà ngược lại có nguy cơ tăng bởi kinh tế khó khăn.

    Trong 5 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 26.000 doanh nghiệp, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, hàng chục nghìn doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất - kinh doanh, doanh thu giảm mạnh, dẫn đến mất cân đối về tài chính nên không thể tất toán các khoản vay từ ngân hàng.

    Thứ hai, nhiều lao động mất việc làm hoặc tạm nghỉ ở nhà, thu nhập giảm, trong đó có khách hàng của các tổ chức tín dụng, dẫn đến mất khả năng trả nợ các khoản vay tiêu dùng.

    Thứ ba, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong 5 tháng qua tăng trưởng chậm, khiến tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ tăng. Ông Phạm Chí Quang, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, tính đến 29/5, tín dụng mới tăng trưởng 1,96% so với cuối năm 2019 do nhu cầu tín dụng tăng thấp trước tác động của dịch bệnh.

    Thứ tư, vào giai đoạn 2014-2015, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua số lượng lớn nợ xấu từ các ngân hàng, với giá trị khoảng 200.000 tỷ đồng.

    Thời gian đáo hạn của trái phiếu VAMC là 5 năm, nghĩa là các trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2019 và 2020.

    Năm nay là thời điểm nhiều ngân hàng phải nhận lại những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC mà không xử lý được. Ðiều đó sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng còn tăng lên.

    Theo NHNN, đến nay, chưa thể biết dịch bệnh trên thế giới diễn biến thế nào, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên các doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.

    Theo đó, nợ xấu sẽ tăng, có thể cao hơn 3,67% vào cuối năm nay, thậm chí còn cao hơn nếu doanh nghiệp chậm hồi phục, thị trường xuất khẩu tiếp tục gián đoạn. Có chuyên gia kinh tế còn đưa ra dự báo, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 khoảng 4%.

    Thực tế cho thấy, với chính sách cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi vay, các NHTM đã góp phần giảm khó khăn cho khách hàng và giữ cho nợ xấu không bị đẩy lên quá cao trong năm nay. Tuy nhiên, nợ xấu trong dài hạn sẽ là điều phải rất thận trọng.

    Với quyết tâm từ cơ quan quản lý tới các thành viên trong hệ thống trong việc không hạ chuẩn tín dụng, hy vọng nợ xấu tại các NHTM sẽ tiếp tục được kiểm soát với tỷ lệ phù hợp trong thời gian tới.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này