Tham rẻ, nông dân thiệt hại nặng vì mua tôm giống không biết của ai

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 30/4/19.

  1. Tham rẻ, nông dân thiệt hại nặng vì mua tôm giống không biết của ai

    Tham rẻ, nông dân thiệt hại nặng vì mua tôm giống không biết của ai

    LIÊN HỆ (572 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 30/4/19 lúc 14:45
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Ba, ngày 30/04/2019 08:00 AM (GMT+7)

    Chất lượng con giống chiếm tới 50% tỷ lệ thành công của vụ nuôi tôm, nhưng hiện nay người nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn giống tốt, cả trong nước và nhập khẩu. Từ thực tế đó, ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT Ninh Thuận đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông & công nghệ với chủ đề “Nâng cao chất lượng tôm giống gắn với vùng sản xuất tôm thương phẩm”.


    Thiệt nặng vì tham rẻ

    Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), năm 2018, cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng; sản lượng tôm giống sản xuất là 120 tỷ con (tăng 10,4% so với năm 2017), trong đó tôm sú là 37,5 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 82,5 tỷ con.

    [​IMG]

    Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đại biểu thăm mô hình sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đ.T

    Với mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD, con tôm giống đang có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành tôm. Tuy nhiên, điểm yếu là hiện nay nước ta vẫn chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ chọn tạo, gia hóa, chưa thể chủ động cung ứng giống nên mỗi năm phải nhập khẩu từ 200.000-250.000 con tôm chân trắng bố mẹ. Trong khi một phần tôm sú bố mẹ vẫn phải thu gom từ tự nhiên.

    Hiện tại nước ta chỉ có giống tôm sạch bệnh phục vụ nuôi công nghiệp, chưa có con giống kháng bệnh cho nuôi quảng canh.

    Vào mùa cao điểm thả giống, tại các tỉnh trọng điểm nuôi tôm thương phẩm có một lượng lớn tôm giống không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch.

    Theo ông Dư Ngọc Tuân - Chi Cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, hiện toàn tỉnh có 3 khu vực tập trung sản xuất tôm giống với 627 cơ sở/1.200 trại sản xuất, hàng năm có thể cung cấp hơn 30 tỷ Postlarvae có chất lượng tốt cho nghề nuôi tôm thương phẩm. Nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.

    “Vài năm gần đây, nghề sản xuất tôm giống gặp nhiều khó khăn, giá tôm sú giống có thời điểm chỉ đạt 30 - 40 đồng/con nhưng vẫn không bán được. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm giống tôm thẻ chân trắng thường xuyên xảy ra vào thời điểm chính vụ, giá bán có lúc hơn 100 đồng/con. Vì vậy, nhiều cơ sở tranh thủ chuyển sang sản xuất giống tôm chân trắng, không tuân theo quy hoạch của tỉnh, không chấp hành đúng quy định về kiểm dịch, gây ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm thương phẩm” – ông Tuân nhận định.

    Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận, phần lớn người nuôi tôm biết tầm quan trọng của tôm giống. Tuy nhiên, do tham rẻ, lại được các chủ trại giống cho nợ nên nhiều người vẫn liều mua tôm giống trôi nổi về nuôi. Hậu quả là tôm dễ bị dịch bệnh, chết hàng loạt.

    “Bí kíp” có tôm giống tốt

    Thời gian qua, quản lý giống tôm nước lợ đã được Bộ NNPTNT, Tổng cục Thuỷ sản và các địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn xảy ra, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam. Công nghệ ở nhiều vùng nuôi tôm hiện còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp, giá trị kinh tế thấp.

    Ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, một thách thức nữa là việc quản lý chất lượng tôm giống tại các địa phương chưa chặt chẽ, tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất Naus kém chất lượng được bán tràn lan. Thật giả lẫn lộn đã làm tăng dịch bệnh, tôm chậm lớn, khiến người nuôi bị thiệt hại nặng nề.


    Tại diễn đàn, Ban cố vấn, các chuyên gia đã trả lời 37 câu hỏi về các chủ đề quản lý con giống, tôm bố mẹ, phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường; một số doanh nghiệp cũng đã giới thiệu tới bà con các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp mới trong nuôi tôm nhằm tăng hiệu quả từ 19 – 20%.
    Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng chất lượng con giống chiếm tới 60-70% tỷ lệ thành công của vụ nuôi tôm. Quản lý tốt môi trường cũng quan trọng, nhưng nếu tôm giống còi cọc thì chỉ thêm thiệt hại. Do đó, muốn có con giống tốt thì chất lượng tôm bố mẹ phải tốt; nguồn nước nuôi dưỡng tốt; thức ăn đảm bảo; trình độ kỹ thuật nuôi phải được nâng cao…

    “Khi chọn tôm, bà con nên chọn những con tôm đều cỡ, sự chênh lệch giữa con nhỏ nhất và lớn nhất không quá 10%, tôm có màu tươi sáng, nhanh nhẹn, đập thử vào thành chậu thấy tôm nhảy lên, râu thẳng đuôi xòe… Đặc biệt là nếu xốc thử độ mặn, thấy tôm sống 100% thì mới đảm bảo chất lượng. Tốt nhất là bà con nên mua tôm ở những địa chỉ rõ ràng, có nguồn gốc, có giấy xác nhận kiểm dịch thì mới mua” – ông Tiêu nói.

    Về giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống, ông Kim Văn Tiêu đề xuất các cơ quan quản lý cần siết chặt chất lượng tôm giống bố mẹ, nguồn nguyên liệu nhập khẩu, quản lý chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường.

    Các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi như điện, nước; quan tâm cấp kinh phí cho các cơ sở khoa học nghiên cứu, sản xuất con giống có chất lượng, sạch bệnh, tiến tới kháng bệnh.

    Ngành khuyến nông cần tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả, tập trung mạnh vào các mô hình an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường theo xu hướng xanh và bền vững.

    [​IMG]

    Bà con người Mông ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ bao đời nay vẫn chung thủy nuôi giống lợn đen bản địa....
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này