Tây Du Ký: Tại sao Bạch Cốt Tinh nhất định muốn ăn thịt Đường Tăng?

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 16/7/19.

  1. Tây Du Ký: Tại sao Bạch Cốt Tinh nhất định muốn ăn thịt Đường Tăng?

    Tây Du Ký: Tại sao Bạch Cốt Tinh nhất định muốn ăn thịt Đường Tăng?

    LIÊN HỆ (243 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 16/7/19 lúc 11:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Ba, ngày 16/07/2019 11:05 AM (GMT+7)


    Mặc dù thành tinh và có thể sống vạn năm, nhưng Bạch Cốt Tinh vẫn kiên quyết đòi ăn thịt Đường Tăng chỉ vì một lý do mà ai cũng biết.


    Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, từ khi ra đời đến nay đã được đông đảo người đọc đồng tình và mến mộ. Hình tượng các nhân vật trong tác phẩm với những phép biến hóa màu nhiệm đi mây về gió, cân đẩu vân, thoắt biến thoắt hiện - rẽ nước xuống Long cung - đại náo thiên cung luôn thu hút sự thích thú, gợi cảm giác thư giãn cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng độc giả.

    Cứu sống nhân sâm, Tôn Ngộ Không kết nghĩa huynh đệ với Trấn Nguyên đại tiên, từ biệt Ngũ Trang quán, thầy trò Đường Tăng tiếp tục lên đường hướng về đất Phật cầu kinh.

    Xuống núi, ba thầy trò đi qua động Bạch Hổ - là nơi Bạch Cốt Tinh trú ngụ.

    [​IMG]

    Và dĩ nhiên muốn ăn thịt Đường Tăng, Bạch Cốt Tinh phải sử dụng kế ly gián bởi Tôn Ngộ Không là chướng ngại vật lớn nhất của y.

    Tuy nhiên, khoan hãy bàn chuyện đó, trước tiên chúng ta đi tìm câu hỏi, tại sao đối tượng Bạch Cốt Tinh hướng đến phải là Đường Tăng.

    Lần thứ nhất, Bạch Cốt Tinh hoá thân thành cô thôn nữ, lần thứ hai y hoá thành người mẹ già, và cuối cùng là người cha.

    Clip Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng từ mặt đuổi đi.

    Không ai trong số 4 thầy trò phát hiện được yêu quái ngoại trừ Tôn Ngộ Không. Và chính Bạch Cốt Tinh là nguyên nhân khiến Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không và tự đưa mình vào tình thế hiểm nghèo.

    Dẫu biết rằng, 81 kiếp nạn vốn đã được thần phật an bài, thế nhưng Đường Tăng là một ẩn số thú vị khiến Bạch Cốt Tinh phải lao tâm khổ tứ đến 3 lần dùng mưu mới bắt được.

    Nói đúng ra, nếu muốn trường sinh bất lão, Bạch Cốt Tinh phải "nhắm" đến Tôn Ngộ Không bởi khỉ đá đã học được thuật trường sinh của Bồ Đề Tổ Sư.

    Để lý giải cho chuyện này, có ý kiến cho rằng, mặc dù Tôn Ngộ Không đắc đạo thế nhưng về bản chất chỉ là một yêu hầu, yêu quái không thể làm gia tăng công lực cho yêu quái.

    Hơn nữa cái mà Tôn Ngộ Không có được là pháp thuật trường sinh hoàn toàn có thể biến mất.

    Xét về góc độ nào đó, thuật ấy vô dụng đối với Bạch Cốt Tinh bởi Bạch Cốt Tinh vốn cũng tồn tại hàng ngàn năm.

    Theo diễn biến trong Tây Du Ký, Đường Tăng quả thật có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.


    Ba phiên bản Đường Tăng trong Tây Du Ký 1986.

    Bởi người này không nghe giảng Pháp, khinh mạn lời giảng Đạo, cho nên đã bị Đức Như Lai đày đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ.

    Cho dù có là học trò, đệ tử của Phật Tổ thì khi phạm Phật quy, phạm tội tày đình vẫn phải chịu phạt như người thường.

    Kim Thiền Tử bị đọa sang Đông Thổ Đại Đường liền bắt đầu trải qua kiếp nạn. Cậu bé vừa mới sinh ra đời thì cha đã bị giết, mới vừa đầy tháng mẹ đã phải thả cậu lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối.

    Lớn lên đi tìm họ hàng chẳng hề dễ dàng, về sau trên con đường tu luyện tìm chân kinh phải trải qua muôn ngàn sóng gió, hết tai này đến nạn kia.

    Mỗi khi gặp khó nạn chỉ cần trong tâm thoáng có niệm không chính, tâm cầu phật có một chút "lung lay" thôi thì mọi công sức đều đổ bể, hơn nữa lại còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

    Trên đường đi, Kim Thiền Tử - Đường Tăng thu nạp 3 đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh. Bốn thầy trò Đường Tăng kiên định tâm cầu Phật pháp, trải qua 81 nạn mới trở về lại được thế giới Phật.

    Bởi kiếp trước là đồ đệ của Như Lai, thân thế bất phàm, tu vi hàng vạn năm, dung nhan ngời sáng nên tất thảy yêu quái đều "rình" bằng được Đường Tăng để ăn thịt với mong muốn được trường sinh bất lão.

    Tuy nhiên, khi độ thế hạ phàm, Kim Thiền Tử chỉ là người trần mắt thịt, là một tăng nhân.

    Mà nếu là tăng nhân bình thường thì chẳng có lý do gì thịt của y lại có thể "đắt giá" đến vậy. Sa Tăng đã từng ăn thịt 9 người đi lấy kinh, nhưng vẫn là yêu quái ở sông Lưu Hà đó thôi.

    Suy cho cùng câu chuyện Bạch Cốt Tinh, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không thực chất là ẩn dụ cho bài học tu đạo và làm người.

    Đường Tăng đã bị chữ "tình" mê hoặc lay động nhân tâm, đuổi Tôn Ngộ Không là "lý trí" ra khỏi vòng xoay sinh mệnh. Bản chất của con người vốn yếu đuối, nếu không vượt qua được chính mình thì con đường tu đạo sẽ xa xôi.


    Đường Tăng kiên quyết viết giấy từ mặt Tôn Ngộ Không.

    Đường Tăng vì vẫn còn cái tình nên mới bị tình dẫn động, đến mức mê muội, hồ đồ, 3 lần đều bị Bạch Cốt Tinh lừa gạt.

    Tin người ngoài nhưng Tam Tạng lại không mở lòng với đệ tử của mình. Khi kiên quyết đuổi Ngộ Không, Tam Tạng lạnh lùng sắt đá nhất quyết ruồng rẫy.

    Clip Đường Tăng nhất quyết không tin, viết giấy từ mặt đồ đệ Tôn Ngộ Không.

    Tôn Ngộ Không vì sở hữu Hoả nhãn kim tinh nên mới phân biệt được yêu ma quỷ quái – là điều mà Đường Tăng, Trư Bát Giới không nhìn được.

    Cứu người trừ yêu là đúng đắn, song Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đều là "tự mình nhìn thấy, tự mình làm".

    Tôn Ngộ Không chỉ nghĩ đến việc bản thân nhìn thấy liền hành động để bảo vệ Đường Tăng mà không để ý đến cảm nhận của ba người còn lại.

    Nó không hiểu được rằng, việc mình làm phải để người khác hiểu được, không để tâm đến việc lời nói, hành vi và cách nghĩ của mình có phù hợp với người bình thường hay không, kết quả tạo thành một loại phản tác dụng, thậm chí là gây nguy hiểm cho chính mình.

    Đối với Tôn Ngộ Không mà nói, quá trình trải qua 81 kiếp nạn là việc dần từ bỏ ma tính để trở nên từ bi.

    Sau khi bị thầy đuổi, Ngộ Không tuyệt nhiên không thay lòng đổi dạ, luôn canh cánh trong lòng rằng: "Quên ơn chẳng phải là quân tử, ơn nghĩa sư phụ bao giờ mới có thể đáp đền? Gặp nơi ma thiêng nước độc, ta đi rồi, ai sẽ bảo vệ sư phụ, ai sẽ diệt quái trừ yêu?".


    Tôn Ngộ Không từ biệt Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh.

    Chịu nỗi hàm oan nhưng không uất hận, mà chỉ lo nghĩ cho thầy, cũng không oán trách, không tủi phận mình, mà chỉ e "giữa đường dang dở, công quả chẳng thành".

    Tâm tư ấy của Tôn Ngộ Không hơn hẳn hai sư đệ Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Ba hình tượng biến hoá của Bạch Cốt Tinh lần lượt đại biểu cho Tình — Ái — Dục của một người.

    Ngộ Không đã đánh chết toàn bộ chúng, nói rõ rằng trên đường đời chúng ta nhất định phải khống chế vững tình, ái, dục của bản thân, chớ để nó trở thành chướng ngại tiến bước của chúng ta.

    (Còn nữa)

    [​IMG]

    Ngoài lai lịch bất phàm của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, trước khi xuất gia với cái tên Sa Ngộ Tĩnh, vị đồ đệ thứ...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này