Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có duy nhất một vị địa tiên thu phục được Tôn Ngộ Không

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 5/6/19.

  1. Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có duy nhất một vị địa tiên thu phục được Tôn Ngộ Không

    Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có duy nhất một vị địa tiên thu phục được...

    LIÊN HỆ (504 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 5/6/19 lúc 16:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Tư, ngày 05/06/2019 14:15 PM (GMT+7)


    Dù thần thông quảng đại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi tay áo của một vị địa tiên – người mà Bồ Tát Quan Âm cũng phải "nhượng" 3 phần.


    Trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng gặp nạn tại Vạn Thọ Sơn, Ngũ Trang quán. Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng được Quan Âm Bồ Tát dùng nước Cam Lộ giúp cây quý cải tử hoàn sinh.

    Theo lời giao ước, Trấn Nguyên Tử Đại Tiên đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò năm người lại tiếp tục lên đường.

    Trước đấy, mặc cho Tôn Ngộ Không có giở chiêu trò như thế nào cũng không thể thoát khỏi tay áo của vị địa tiên siêu phàm này.

    Clip Trấn Nguyên Đại Tiên bắt phạt 4 thầy trò Đường Tăng vì tội làm đổ cây nhân sâm quý, hứa kết nghĩa huynh đệ với Tôn Ngộ Không nếu y làm cây sâm sống lại:

    Vậy Trấn Nguyên Đại Tiên có thể thu phục Tôn Ngộ Không giống như Phật Tổ Như Lai không? Câu trả lời hoàn toàn có thể.

    Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là ông tổ của dòng Địa tiên, là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.

    [​IMG]

    Khi gặp Tôn Ngộ Không, Bồ Tát phải lên tiếng rằng: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần".

    Thực ra ý nghĩa của nó phải là: "Trấn Nguyên Tử rất lợi hại, ta không muốn rước phiền phức, nhưng cũng không có nghĩa là ta sợ ông ta, chỉ là vì nếu ta gây sự với ông ta sẽ rất phiền toái không dứt ra được".

    Trong Tây Du Ký, Trấn Nguyên Đại Tiên hết sức khó khăn với thầy trò Đường Tăng.

    Phát hiện 4 thầy trò Đường Tăng trốn sau khi đánh đổ cây nhân sâm quý, Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được 100 dặm, Trấn Nguyên Tử lại phải đi vòng lại 9.000 dặm, đáp mây xuống bắt giữ 4 thầy trò đến 2 lần liền.



    Trấn Nguyên Đại Tiên muốn thử lòng thầy trò, bèn giả vờ mình chưa hề về đến đạo quán, hỏi bốn người họ có đi ngang qua đạo quán hay không?

    Vị Đại Tiên thấy bốn người biến mất không còn tung tích đâu nữa, liền than rằng: "Con khỉ này từng đại náo thiên cung, quả thật bản lĩnh không tầm thường. Ta không thể dung túng cho nó, tránh ngày sau gây thành họa lớn, trước mắt vẫn là đuổi theo, bắt nó về hỏi tội"

    Trói bốn thầy trò, Trấn Nguyên Tử trách mắng Đường Tăng không biết dạy đồ đệ, lại vung mạnh cây roi muốn đánh đòn.

    Trấn Nguyên Đại Tiên quyết định chiên dầu Tôn Ngộ Không, nhưng Ngộ Không lại dùng thần thông đem sư tử đá ngoài cổng biến thành hình dạng của mình, quẳng vào trong vạc dầu, khiến cho cái vạc bị đập thủng.

    Trấn Nguyên Tử thấy không bắt được Tôn Ngộ Không, lại đổi sang một vạc dầu khác, ra lệnh luộc Đường Tăng.

    Ngộ Không thấy sư phụ sắp bị luộc, vội vàng cầu xin Trấn Nguyên Đại Tiên, nói bản thân mình đã sai, hứa sẽ đi bù đắp, chỉ xin đừng làm khó Đường Tăng nữa.

    Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng được Quan Âm Bồ Tát giúp cứu sống cây nhân sâm.

    Tại sao Trấn Nguyên Đại Tiên lại làm khó 4 thầy trò Đường Tăng đến vậy, mặc dù biết Đường Tăng chính là Kim Thiền Tử hoá kiếp?

    Có lẽ Trấn Nguyên Tử muốn mục đích là để 4 thầy trò hiểu rõ đạo lý thì mới tới Tây Thiên gặp Phật tổ được.

    Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung, trên thân đã mang theo thói xấu. Giờ muốn đến Tây Thiên, mang theo những thói xấu này không thể đến Linh Sơn được.

    Vậy nên Trấn Nguyên Tử đã dứt khoát không bỏ qua lỗi lầm, mục đích là để Tôn Ngộ Không hiểu rõ đạo lý ấy.

    Đồng thời, cũng là để Đường Tăng hiểu rằng, dẫn dắt tốt đồ đệ là trách nhiệm của bản thân, nếu đồ đệ làm chuyện xấu thì bản thân sư phụ cũng phải chịu trừng phạt.

    Đường Tăng thấy Tôn Ngộ Không gây họa rồi lại bỏ trốn, không những không quản giáo học trò mà còn bỏ trốn theo.

    Nếu không trải qua bài học ở Ngũ Trang quán lần này, thì danh hiệu sau này của Thánh tăng Đại Đường hẳn cũng tan thành mây khói!

    (còn nữa)

    [​IMG]

    Lấy được gậy Như Ý, Tôn Ngộ Không bất khả chiến bại trong Tam giới, vậy nhưng mấy ai biết rằng, nếu không có người...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này