Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có Đường Tăng mới lấy được lá bùa trên đỉnh núi Ngũ Hành

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 30/5/19.

  1. Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có Đường Tăng mới lấy được lá bùa trên đỉnh núi Ngũ Hành

    Tây Du Ký: Ngoài Phật Tổ, chỉ có Đường Tăng mới lấy được lá bùa trên...

    LIÊN HỆ (553 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 30/5/19 lúc 12:55
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Năm, ngày 30/05/2019 10:30 AM (GMT+7)


    Chỉ là người trần mắt thịt, không có pháp thuật, ấy vậy mà Đường Tăng có thể lấy tay gỡ lá bùa trên đỉnh núi Ngũ Hành để giải cứu Tôn Ngộ Không – điều mà ngay cả Quan Thế Âm Bồ Tát cũng không làm được.


    [​IMG]

    Trong việc nhốt Tề Thiên dưới núi Ngũ Hành cũng như cứu Tề Thiên ra khỏi núi Ngũ Hành đều liên quan tới một lá bùa.

    Để cho Tôn Ngộ Không không thể cục cựa làm đổ núi Ngũ Hành, Phật Tổ bèn "rút trong tay áo ra một tờ giấy, trên có sáu chữ vàng đưa cho A Nan dặn mang đi dán trên đỉnh núi".

    Lại nói về việc giải cứu Tề Thiên thoát ra khỏi núi Ngũ Hành, Đường Tam Tạng đi đến núi Ngũ Hành, lột được bùa, cứu thoát Tôn Ngộ Không, cho pháp danh là Tôn Hành Giả (hành giả là người thực hiện, người hành động) vì mục đích lớn.


    Ngô Thừa Ân đã cốt ý muốn rằng chỉ có Tam Tạng (Đường Tăng) mới cứu được Tề Thiên, chỉ có Tam Tạng mới giúp nổi Tề Thiên hất tung cả núi Ngũ Hành. Tại sao lại là và chỉ là Tam Tạng? Mà Tam Tạng có nghĩa gì?

    Thứ nhất, Đường Tăng thế danh là Trần Huyền Trang, pháp hiệu là Tam Tạng. Ngài sống đời nhà Đường nên trong kinh sách còn ghi phương danh đầy đủ là Đường Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang.

    Pháp hiệu là Tam Tạng có nghĩa ngài thông suốt tất cả ba kho báu của nhà Phật Con người muốn giải thoát luân hồi sanh tử, phải nương nhờ vào ba kho bảo vật này, gồm có:

    - Kinh tạng là các kinh, tức là giáo lý của Đức Phật.

    - Luận tạng các lời bình luận để giảng giải kinh Phật.

    - Luật tạng giới luật, kỷ luật nhà Phật, phương tiện giúp con người kềm chế thói hư tật xấu để tu sửa thân tâm cho nên thánh thiện.

    Trải qua 500 năm, Như Lai muốn truyền bộ kinh Tam Tạng sang Đông Thổ Đại Đường để khuyến hoá chúng sinh.

    Thực ra Phật sự thỉnh kinh này do Ðức Phật bày ra giải thoát cho Tôn Ngộ Không.

    Qua công phu thỉnh kinh, Phật Tổ sẽ giáo dục, dẫn dắt Tôn Ngộ Không vượt qua ba tai nạn khốc liệt (sét đánh, âm hỏa và bi phong), trải qua 81 kiếp nạn mới đắc quả vị chân nhân đạt đến độ bất tử, "bạch nhật phi thăng" – đây cũng chính là điều mà Bồ Đề Tổ Sư đã tiên tri trước đó.

    Thứ hai, mọi chuyện của Tôn Ngộ Không vốn đã được Phật Tổ an bài, sứ mệnh của Tôn Ngộ Không nhất quyết phải là người đưa Kim Thiền Tử (Đường Tăng) trở về cõi Đạo sau 10 kiếp hồng trần.

    Trên con đường tìm về Đạp pháp, Đường Tăng - với ý nguyện giải thoát chúng sinh, tượng trưng cho trái tim và linh hồn yếu đuối chưa đủ khả năng phân biệt chính tà, hư thực, dễ mắc vào cạm bẫy của ác ma nên phải cần đến trí Tuệ và lòng quả cảm của Tôn Ngộ Không hướng dẫn.

    Con người, ngoài tim, óc, còn có bản năng tức dục vọng (Trư Bát Giới) cần được chế ngự, hướng về giải thoát, cũng vì vậy mà luôn luôn có hục hặc giữa lý trí và dục vọng tức giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.

    Tâm (Đường Tam Tạng) và Trí (Tôn Ngộ Không) luôn vọng động (tâm viên ý mã) nên có Ngộ Tĩnh và Bạc Long Mã (định) trầm lặng chuyên chú cần mẫn suốt hành trình nhắc nhở.


    Khi con người rơi rớt đến cõi mê hay lầm lạc trong xã hội người thường thì con đường duy nhất để quay trở về chính là tu luyện.

    Mỹ Hầu Vương trải qua bao nhiêu gian khổ nguy hiểm, cuối cùng trong tâm của mình đã tìm được "chân Pháp" để tu luyện.

    Từng chấp niệm, đại phá thiên đình, đại khai sát giới, ngông cuồng đòi làm Ngọc Hoàng cai quản tam giới, xuống Địa phủ xóa sổ sinh tử, nhưng đến cuối cùng Ngộ Không đắc đạo thành Phật.

    Ấy là vì Ngộ Không thật sự từ bỏ ma tâm để sống với thiện tâm, một lòng học Đạo, phò tá sư phụ Đường Tăng, trừ gian diệt ác, lấy lại lẽ phải, công bằng. Sau bao nhiêu hoạn nạn, Tôn Ngộ Không đã lên một cảnh giới vô cùng thánh khiết, thanh cao – đó là từ bi – cảnh giới cao nhất của bậc tu hành.

    Vậy tại sao lá bùa 6 chữ vàng Phật Tổ phải chọn đỉnh núi mà dán? Lẽ ra phải dán chỗ nào kín gió mưa sương tuyết chứ? Phải chăng vì lá bùa này không có thể dán được chỗ nào khác hơn là ngoài đỉnh núi?

    Tóm lại, lá bùa 6 chữ trong Lục Tự Đại Minh Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát dán trên đỉnh núi Ngũ Hành là ẩn dụ của các hành giả tham thiền, ám chỉ rằng trong đầu não con người có tiềm tàng một huyền năng linh diệu, nhờ đó mà con người có thể tiến hóa lên làm Phật làm Trời.

    Hơn nữa, trong 500 năm Tôn Ngộ Không chỉ được ăn sắt hòn và uống nước rỉ đồng. Nếu chỉ là sinh linh Tam giới ắt hẳn đã vong mạng dưới chân núi Ngũ Hành.

    Nhưng Đạo Lão có thuật luyện đan, để trường sinh bất tử, tức là bỏ xác phàm làm Tiên. Câu chuyện ăn sắt uống đồng hóa ra chỉ là một ẩn dụ, nhằm ám chỉ đến việc tu luyện. Muốn cao cao tại thượng, phải biết tham thiền luyện đạo (đạo Cao Đài gọi đó là công phu).

    (còn nữa)


    [​IMG]


    Dù là nhân vật nửa người nửa heo, xấu xí, có phần tham lam nhưng Trư Bát Giới lại được nhiều khán giả yêu mến bởi...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này