Tăng trưởng kinh tế 6 tháng và ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 29/6/21.

  1. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng và ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán

    Tăng trưởng kinh tế 6 tháng và ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán

    LIÊN HỆ (394 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 29/6/21 lúc 22:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Tại buổi Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán”, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận định: “Thị trường chứng khoán sẽ đi trước kinh tế thực khoảng từ 3-4 tháng, thậm chí là 6 tháng”.


    Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê, GDP quý 2 của Việt Nam tăng trưởng 6,61% và GDP 6 tháng tăng trưởng 5,64%.

    Nhìn nhận về kết quả này, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết: “Con số này có hơi thấp hơn so với dự báo đầu quý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là 5,8% nhưng cũng khá khớp so với dự báo mà chúng tôi đã công bố hồi tháng 6 vừa qua, tức là khoảng 5,5%”.

    Rõ ràng, Việt Nam đã không đạt kế hoạch như Nghị quyết 01 mà Chính phủ đã đề ra, tuy nhiên, đây cũng là kết quả rất đáng khích lệ vì rõ ràng, 6 tháng vừa qua, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm trước, mặc dù chúng ta đã điều chỉnh chiến lược để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

    “Về dự báo cho 6 tháng cuối năm, chúng tôi cũng đã tính toán. Theo đó, cả năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng theo kịch bản cơ sở, tức là ở mức 6,1-6,3%. Mức này khá tương đồng so với dự báo của SB Research nhưng thấp hơn dự báo của Ngân hàng Thế giới, IMF và ADB mới đây dành cho Việt Nam. Có những tổ chức dự báo Việt Nam tăng trưởng tới 7% – tương đối lạc quan- nhưng phải nhìn nhận rằng đợt dịch vừa qua tác động rất mạnh. Chúng tôi đã đánh giá đợt dịch này tác động tới 9 lĩnh vực của Việt Nam và sau khi lượng hóa thì thấy rằng khả năng đạt được mức tăng trưởng 6,5% năm nay là cực kỳ khó khăn” – chuyên gia này nhận định và kết luận. “Vì thế, chúng ta hãy cố gắng vượt chỉ tiêu quốc hội đề ra là 6% đã là thành công rồi. Đặc biệt là không được chủ quan với lạm phát và chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô”.

    [​IMG]

    Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trong quá trình phục hồi, kinh tế Việt Nam, cũng như kinh tế thế giới, sẽ gặp phải vấn đề khan hiếm nguồn cung nhiều nguyên liệu đầu vào như chip. Thứ hai, năng lực logistics, hậu cần, vận tải hiện nay chưa đáp ứng được quá trình phục hồi kinh tế. Thứ ba, giá cả đang có xu hướng tăng. Đối với Việt Nam, yếu tố dịch bệnh còn đang đánh vào các trung tâm sản xuất lớn như Bắc Ninh, Bắc Giang. Nguy cơ ấy vẫn còn hiện hữu ở Đông Nam Bộ.

    Chính vì vậy, ngoài việc khả năng đạt được mục tiêu 6,5% trở nên khó khăn hơn nhiều, thì cũng còn có những kịch bản khác nhau. Nhưng quá trình phục hồi vẫn đang tiếp tục và chúng ta kỳ vọng những điều tốt hơn sẽ diễn ra.

    Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán

    Về vấn đề này, ông Cấn Văn Lực đánh giá, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán có thể nói là tương đối mật thiết. Ông Lực lý giải:

    Thứ nhất, lâu nay, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi các nhà đầu tư thông thường sẽ đánh giá triển vọng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên sàn và lượng hóa, đưa ra mức giá phù hợp. Theo ông Lực, thị trường chứng khoán sẽ đi trước kinh tế thực khoảng từ 3-4 tháng, thậm chí là 6 tháng.

    Thứ hai, chuyên gia này chỉ ra, đóng góp cực kỳ quan trọng của thị trường chứng khoán chính là vai trò kênh dẫn vốn. Theo dõi số liệu của Việt Nam 10 năm vừa qua, ví dụ như năm 2015, kênh chứng khoán chỉ đóng góp khoảng 13-14% tổng lượng vốn toàn xã hội cho đầu tư và phát triển. Đến thời điểm hiện nay, kênh này đã chiếm khoảng 20%.

    Thứ ba, đây là một kênh đầu tư vô cùng quan trọng cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều lĩnh vực kinh doanh có triển vọng khó khăn, đương nhiên kênh đầu tư chứng khoán đã và đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

    Thứ tư, mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán cũng cần phải được quan sát. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, nếu như lạm phát ở Mỹ chạy từ 1-3% thì đó là ngưỡng tuyệt vời nhất cho chỉ số P/E (giá so với lợi nhuận) trên thị trường chứng khoán. Nếu như lạm phát tăng cao, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán là rất rõ.

    Chứng khoán tăng trưởng quá nóng?

    TS. Võ Trí Thành tiếp tục đặt vấn đề, ở thời điểm hiện tại, dòng vốn nội đang đổ và thị trường chứng khoán rất mạnh với sự xuất hiện của nhóm nhà đầu tư F0 lớn vào năm ngoái và đầu năm nay. Trong khi dòng vốn nội mạnh, thanh khoản thị trường tăng cao, thì dòng vốn ngoại, hầu như đều bán ròng.

    TS. Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho hay, tăng trưởng thị trường cổ phiếu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tương đương khoảng 105% GDP và đối với thị trường trái phiếu khoảng 46,5%. Như vậy, mức tăng trưởng vốn hóa của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đang ở khoảng 150% GDP. Đây là mức tăng trưởng khá lớn so với 20 năm Việt Nam vận hành thị trường này.

    Vào thời điểm hiện nay, chỉ số chứng khoán có thể nói đang ở mức cao nhất trong vòng 20 năm qua, vượt ngưỡng 1.400 điểm và đặc biệt là thanh khoản thị trường bình quân vào khoảng 21-22.000 tỷ trong vòng 6 tháng đầu năm. Cá biệt, có những phiên giao dịch 1,5 tỷ USD, thông thường thì khoảng hơn 1 tỷ USD. Ông Sơn cho rằng, đây là tín hiệu tốt, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi: Phải chăng, thị trường vốn đã tăng trưởng quá nóng?

    Chuyên gia này lý giải, mức tăng trưởng này phải được nhìn nhận trên nhiều giác độ. Trước hết, đây là tăng trưởng tốt và khá phù hợp vì mục tiêu kép chúng ta đạt được cơ bản trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Con số tăng trưởng kinh tế vừa rồi, nếu so với các nước trong khu vực, cũng là mức ấn tượng.

    Thứ hai, dòng vốn hiện nay của Việt Nam đang khá dồi dào với mặt bằng lãi suất tương đối ổn định và khá thấp. Theo ông, điều này sẽ kéo dài đến cuối năm và thậm chí một vài năm nữa vì FED chưa nâng lãi suất cơ bản, NHTW Việt Nam cũng tạm thời giữ nguyên lãi suất này. Có nghĩa, mức độ ổn định của dòng vốn dồi dào, lãi suất thấp vẫn còn đi vào các khu vực của thị trường.

    Thứ ba, tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu rất tốt, đặc biệt là Mỹ – đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao nhất mọi thời đại, dù bối cảnh khó khăn. Điều đó để nói rằng, tăng trưởng kinh tế có thể chưa cao, thậm chí âm, nhưng tăng trưởng thị trường vốn khá cao, ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc… đều như vậy, thì là vì có nền tảng để có sự ổn định. Khu vực doanh nghiệp, ngoài các ngành sản xuất kinh doanh thì có những lĩnh vực như tài chính, đầu tư cũng có điểm sáng. Đó là điều cơ bản để trả lời cho câu hỏi, thị trường có nóng hay không và dòng tiền có vào những tài sản “bong bóng” hay không.

    Còn về sự chênh lệch giữa dòng vốn nội và ngoại, theo ông Sơn, tuy có sự bán ròng của khối ngoại nhưng mức độ bán ròng không nhiều. Sau khi bán ròng, dòng tiền đó cũng không rút ra khỏi Việt Nam, tức là các nhà đầu tư ngoại đang chờ đợi cơ hội mới, hoặc một lĩnh vực mới, sản phẩm mới. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng không phải vấn đề lớn vì Việt Nam vẫn là thị trường cận biên.

    Cuối cùng, ông Sơn kết luận, dòng tiền trong dân, trước đây đầu tư vào lĩnh vực khác, giờ tạm thời đưa vào chứng khoán, tạo ra hiệu ứng tăng cho thị trường. Ông không cho rằng đây là thời điểm của bong bóng tài sản, trong đó có chứng khoán. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cần có sự kiểm soát chặt chẽ và cảnh báo các nhà đầu tư cẩn trọng hơn.

    Thái Quỳnh

    Theo Nhịp sống kinh tế
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này