Tại sao phải xét nghiệm HbA1c?

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi spanguyetque2020, 16/12/22.

  1. Tại sao phải xét nghiệm HbA1c?

    Tại sao phải xét nghiệm HbA1c?

    LIÊN HỆ (158 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Kiên Giang
    3. Tình trạng hàng: Hàng cũ
    4. Nhu cầu: Cần Bán
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: spanguyetque2020
    3. Ngày đăng: 16/12/22 lúc 17:20
    4. Số điện thoại: 0946826151
  2. spanguyetque2020

    spanguyetque2020 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    23/3/22
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Đái tháo đường hay bệnh đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đái tháo đường lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hại cho cơ thể đặc biệt là ở tim, thận, mắt và thần kinh. Vì vậy chẩn đoán sớm đái tháo đường có ý nghĩa đặc biệt trong việc phòng ngừa biến chứng.

    Xét nghiệm HbA1C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh đái tháo đường.

    [caption id="attachment_245941" align="aligncenter" width="655"][​IMG] Tại sao nên xét nghiệm HbA1c?[/caption]

    Xét nghiệm Hba1c là như thế nào?

    Hemoglobin (Hb) là một protein trong hồng cầu. Thông thường, Hb sẽ kết hợp với glucose nhờ enzyme khi cần thiết. Tuy nhiên, khi nồng độ glucose trong máu cao kéo dài (ở bệnh nhân đái tháo đường), glucose sẽ phản ứng với Hb mà không cần enzyme xúc tác. Sản phẩm tạo ra của phản ứng này là các Hb glycosyl hóa. Do HbA1 chiếm tỉ lệ lớn nhất nên các bác sĩ đã dựa vào xét nghiệm % HbA1c để kiểm tra gián tiếp nồng độ đường trong máu.

    Bản chất của việc xét nghiệm HbA1c

    Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn.

    Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó.

    Một số bài viết cần quan tâm khi nói đến chỉ số đường huyết, tại đây

    Đối tượng nào nên xét nghiệm HbA1c?
    [caption id="attachment_245943" align="aligncenter" width="1024"][​IMG] Đối tượng nào cần xét nghiệm chỉ số HbA1c?[/caption]
    Nên xét nghiệm HbA1c khi có các triệu chứng sau đây:

    ✳️ Thường xuyên khát nước.

    ✳️ Đi tiểu nhiều hơn.

    ✳️ Mờ mắt.

    ✳️ Mệt mỏi.

    Bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm này trong khi khám sức khỏe định kỳ nếu bạn có những yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường dưới đây:

    ✳️ Thừa cân hoặc béo phì.

    ✳️ Huyết áp cao.

    ✳️ Tiền sử bệnh tim.

    ✳️ Không hoạt động thể chất.

    Xét nghiệm HbA1c còn được chỉ định trong các trường hợp sau:

    [​IMG]

    ✳️ Theo dõi điều trị và đánh giá có đạt mục tiêu kiểm soát đường máu hay không ở mọi đối tượng bệnh nhân đái tháo đường đã và đang điều trị bằng thuốc.

    ✳️ Thực hiện ít nhất 2 lần một năm với người bệnh đái tháo đường đã đáp ứng mục tiêu điều trị và kiểm soát tốt đường huyết.

    ✳️ Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc không đáp ứng mục tiêu.

    Đọc kết quả của xét nghiệm HbA1c

    Kết quả của xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành các mức độ như sau:
    • Bình thường: dưới 5,7%
    • Tiền đái tháo đường (nguy cơ đái tháo đường): 5,7- 6,4%
    • Đái tháo đường: trên 6,5%
    Đây là kết quả được đọc với người xét nghiệm HbA1c phục vụ cho chẩn đoán, đối với hầu hết người trưởng thành không mang thai, hoặc mắc tiểu đường tuýp 2 thì mục tiêu hướng tới mức HbA1c là dưới 7%.
    [caption id="attachment_245983" align="aligncenter" width="508"][​IMG] Đọc chỉ số đường huyết đúng[/caption]
    Một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ HbA1c nhưng kết quả lại vấn nằm trong phạm vi bình thường như: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang.

    HbA1c là một loại xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Bạn đọc nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm.

    __________________________________________________________

    Các bài viết liên quan

    Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
    Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
    Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
    Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
    Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
    Xem thêm cơn đau thắt ngưc
    Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
    Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này