Tải game lậu, nhiều người không biết PC của mình bị thành máy đào coin

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Biên Tập Viên, 29/6/21.

  1. Tải game lậu, nhiều người không biết PC của mình bị thành máy đào coin

    Tải game lậu, nhiều người không biết PC của mình bị thành máy đào coin

    LIÊN HỆ (441 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Biên Tập Viên
    3. Ngày đăng: 29/6/21 lúc 16:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mã độc đào tiền ảo Crackonosh đang được phát tán thông qua phiên bản crack nhiều tựa game nổi tiếng.


    Nhiều nhóm tội phạm mạng nhắm tới những người dùng tải game lậu với mã độc đào tiền mã hóa.

    Phần mềm này có tên Crackonosh và dễ dàng được tìm thấy trong bản lậu của nhiều game nổi tiếng, được cung cấp trên mạng chia sẻ torrent như NBA 2K19, Grand Theft Auto V, Far Cry 5, The Sims 4 và Jurassic World Evolution.


    [​IMG]
    Phiên bản crack của nhiều tựa game nổi tiếng nhiễm mã độc đào tiền ảo. Ảnh: Getty.

    Sau khi được cài đặt, Crackonosh âm thầm sử dụng CPU của máy tính để khai thác tiền điện tử cho các hacker. Mã độc này đã được dùng để đào loại tiền số tên là Monero từ tháng 6/2018.

    Theo nhà nghiên cứu Daniel Benes của công ty bảo mật Avast, khoảng 220.000 người dùng trên toàn thế giới đã bị nhiễm virus, và mỗi ngày có thêm 800 máy dính mã độc. Bằng cách này, tin tặc đã thu về khoảng 2 triệu USD từ máy tính của game thủ.

    Ông Daniel Benes trả lời CNBC rằng người dùng có thể nhận thấy hoá đơn điện tăng cao bất thường, máy tính chạy chậm lại hoặc linh kiện nhanh hư hỏng vì sử dụng quá mức.

    “Phần mềm độc hại sẽ chiếm tất cả tài nguyên của máy tính và làm cho thiết bị không thể phản hồi”, ông Benes cho biết.

    Tuy nhiên, thống kê của Avast chỉ tính trên máy tính đã cài phần mềm diệt virus nên con số thực tế có thể cao hơn nữa. Brazil, Ấn Độ và Philippines là những quốc gia có thiết bị nhiễm mã độc nhiều nhất, trong khi tại Mỹ cũng có 11.856 trường hợp bị tin tặc tấn công

    Các nhà nghiên cứu cho biết Crackonosh thực hiện nhiều bước để cố gắng tồn tại sau khi được cài đặt vào máy tính, bao gồm tự vô hiệu hóa Windows Updates và gỡ phần mềm bảo mật.

    Avast cho rằng phần mềm này được nhóm tin tặc Séc tạo ra vì Crackonosh có nghĩa là “thần núi” trong văn hóa dân gian Séc.

    Công ty bảo mật đã phát hiện ra phần mềm độc hại này sau khi một khách hàng đăng bài trên mạng xã hội Reddit rằng phần mềm chống virus của Avast trong máy tính biến mất. Avast ngay lập tức phản hồi lại và tiến hành điều tra sự cố trên.

    [​IMG]
    Game thủ trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Ảnh: CNBC.

    “Tóm lại, Crackonosh cho thấy nhiều rủi ro trong việc tải và cài đặt những phần mềm crack. Đồng thời mã độc này mang lại rất nhiều tiền cho những kẻ tấn công. Miễn là mọi người tiếp tục tải các phần mềm độc hại, những cuộc tấn công như thế này sẽ tiếp tục xảy ra và mang lại lợi nhuận lớn cho tin tặc”, ông Benes viết.

    “Điểm mấu chốt là, bạn sẽ không bao giờ nhận được điều gì miễn phí. Khi bạn cố lách luật và ăn cắp phần mềm mất phí, rất có thể ai đó cũng đang cố gắng ăn cắp tiền từ bạn”, ông Benes nhấn mạnh.

    Đây không phải là lần đầu tiên tin tặc nhắm đến những người chơi game. Các nhà nghiên cứu tại Cisco-Taslo đã phát hiện ra mã độc trong các phần mềm hack game vào tháng 3. Trong khi đó, có một chiến dịch tấn công khác nhắm đến các game thủ thông qua nền tảng Steam diễn ra vào đầu tháng 6.

    Theo báo cáo từ Akamai Security Research, số lượng các cuộc tấn công mạng nhắm vào game thủ đã tăng 340% trong thời kỳ đại dịch.

    ZING
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này