Sự thật: Tôm càng đỏ nguy hiểm hơn ốc bươu vàng, ăn 1 bữa là chán

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 24/5/19.

  1. Sự thật: Tôm càng đỏ nguy hiểm hơn ốc bươu vàng, ăn 1 bữa là chán

    Sự thật: Tôm càng đỏ nguy hiểm hơn ốc bươu vàng, ăn 1 bữa là chán

    LIÊN HỆ (366 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 24/5/19 lúc 21:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Sáu, ngày 24/05/2019 15:45 PM (GMT+7)


    Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Huy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I khi trao đổi với PV Dân Việt về loài tôm càng đỏ đang gây "sốt" trên mạng. Được biết, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng là nơi đầu tiên thử nuôi loài tôm "lạ" này ở Việt Nam.


    [​IMG]


    Tôm càng đỏ được xác định là sinh vật ngoại lai nguy hại, không được đưa vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: I.T

    Được biết Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã từng nuôi thử nghiệm loài tôm càng đỏ. Vậy ông có đánh giá như thế nào về loài tôm này?

    -Tháng 5/2002, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã nhập và nuôi thử nghiệm tại Việt Nam nhưng kết quả cho thấy những tác hại khủng khiếp của chúng với đa dạng sinh học nên năm 2004, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) đã cấm nuôi loài tôm này. Năm 2017, có một số người dân ở Đồng Tháp lén lút nuôi nhưng ngay sau đó, Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ, ngăn phát tán ra môi trường.

    Loài tôm này khi trưởng thành có màu đỏ nên bà con còn gọi là tôm hùm đỏ. Đây là loài hoạt động mạnh về đêm, phổ thức ăn rất rộng, có thể ăn cả thực vật, động vật sống hay chết, hoặc mùn bã hữu cơ. Loài tôm này có tập tính đào hang, sống được ở nhiều môi trường khác nhau, như sông hồ, kênh mương, đầm, ao, có thể thích nghi với một độ mặn nhất định, tức là có thể sống cả trong môi trường nước lợ.

    Con tôm này có thể sống được trong nhiệt độ từ 0 – 37 độ C, chịu được lượng oxy thấp, 0,5mg/lít. Nhưng chúng cũng có thể sử dụng oxy trong không khí, nghĩa là sống được cả trên cạn.

    Con tôm này có kích cỡ lớn nhất khoảng 50gram, dài nhất khoảng 12cm, kích cỡ phổ biến từ 10 – 20gram/con, thuộc nhóm tôm nhỏ.

    Về mặt sinh sản, sau 11-12 tháng nuôi có thể thành thục và sinh sản, mỗi mùa đẻ từ 1-2 lần, khoảng 500 trứng/lần đẻ.


    Ông đánh giá như thế nào về tác hại của loài tôm này đối với đa dạng sinh học, cũng như đối với những loài tôm khác?

    -Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu về các loài ngoại lai thì đây là loài gây hại điển hình. Nó có thể nhanh chóng thiết lập thành đàn và trở thành loài sinh vật chính, tác động đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học rất ghê gớm theo cả 3 hướng.

    Thứ nhất, nó cạnh tranh nơi ở, thức ăn đối với loài tôm bản địa, đặc biệt là tôm càng. Chúng có thể tấn công loài sinh vật bản địa để làm thức ăn, làm suy giảm nguồn thức ăn vì chúng ăn được các nhóm động vật không xương sống, các loài nhuyễn thể.

    Thứ hai, loài tôm hùm đỏ này có thể lan truyền bệnh sang loài sinh vật bản địa, nhất là loài gần gũi với nó như tôm càng, giáp xác, với những loại bệnh dễ lây như virus, nấm, ký sinh trùng…

    Ngoài ra, nó có khả năng đào hang hốc, nếu phát tán ra ngoài môi trường thì không chỉ làm suy giảm đa dạng sinh học mà còn gây thiệt hại, hư hỏng các công trình thủy lợi. Điều này đã được ghi nhận thực tế ở một số nơi trên thế giới.

    Như ông nói thì con tôm này rất dễ nuôi?

    -Đúng như vậy. Qua thực tế quan sát và nuôi thử nghiệm, chúng tôi thấy loài tôm này rất dễ nuôi vì chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi về nhiệt độ, về oxy, thậm chí sống cả trong nước lợ, ăn tạp.

    Có thông tin khi bị lực lượng hải quan truy bắt, một số kẻ buôn lậu đã “phi tang” những thùng đựng tôm hùm đỏ ra sông. Vậy ở môi trường đó chúng có thể sống được không, thưa ông?

    -Nếu vứt ra sông thì chúng quá dễ sống vì với bộ càng sắc, chúng có thể đục thủng bao đựng để ra ngoài, dễ dàng phát tán ra ngoài môi trường, rất nguy hiểm.


    Loài tôm càng đỏ được rao bán trên mạng với giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Ảnh: I.T

    Thế nhưng thưa ông, một số nước vẫn đang nuôi loài tôm này và thu được hiệu quả kinh tế cao, ví dụ như Trung Quốc, Hoa Kỳ. Vậy phải chăng chúng ta có thể thử nghiệm, đánh giá lại giá trị kinh tế của nó xem có phù hợp với Việt Nam hay không?

    - Giá trị của loài tôm này theo tôi cần phải đánh giá lại rõ ràng, thông tin phải có xuất xứ nguồn gốc, chứ thông tin không có dẫn chứng cụ thể thì độ tin cậy chưa cao.

    Để nuôi được tôm càng đỏ, có thể các nước phải khoanh vùng, có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, hoặc phải tận dụng những thủy vực không nuôi được con gì khác. Thực tế ở một số vùng ở Trung Quốc, khi loài này đã phát triển mạnh, xâm hại, lấn át các loài khác tới mức khó tiêu diệt, họ đã sử dụng luôn làm thực phẩm và mua bán.

    Theo tôi được biết, ở sông Trường Giang, con tôm này đang xuất hiện rất nhiều vì nó thoát ra môi trường, phát triển rất nhanh giống như ốc bươu vàng.


    Tôm càng đỏ đã từng được nuôi lén lút tại Đồng Tháp. Ảnh: I.T

    Còn ở Việt Nam, vì sao không nên phát triển nuôi loài này? Vì hiện nay việc quản lý những loài sinh vật ngoại lai của chúng ta còn rất lúng túng, hệ thống kiểm soát còn nhiều hạn chế. Ví dụ như bài học về quản lý ốc bươu vàng, trước đây nhiều người cho rằng có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi, nhưng cuối cùng ốc bươu vàng lại trở thành động vật gây hại, khó kiểm soát.

    Tôm hùm đỏ còn nguy hiểm hơn cả ốc bươu vàng vì sức sống tốt hơn, có khả năng đào hang hốc trú ẩn, đặc biệt là có thể lan truyền bệnh cho các loài khác, đặc biệt là tôm càng xanh – một loài tôm bản địa có giá trị kinh tế cao, nếu lây lan bệnh cho loài tôm càng xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì thiệt hại rất lớn.

    Do đó, việc khống chế loài tôm hùm đỏ là rất cần thiết. Đề nghị cơ quan báo chí tích cực truyền thông, hỗ trợ cơ quan quản lý kiểm soát, xử lí đối tượng này.

    Ông đã ăn thử loài tôm này chưa?

    - Tôi đã ăn thử tôm hùm đỏ ở Trung Quốc, nhưng chỉ được 1 bữa là chán. Thứ nhất là tỉ lệ thịt của giống tôm này rất thấp, chỉ được 20%, bóc mãi được một tí thịt. Trong khi đó tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng hơn, bóc dễ hơn, nhiều thịt hơn. Một số người mua con tôm hùm đỏ về ăn chủ yếu là tò mò mà thôi.

    Xin cảm ơn ông!


    Có tới 500 loài khác nhau

    Tôm rồng, hay còn gọi là tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, có xuất xứ từ Bắc Mỹ và có tới 500 loài khác nhau. Có loài, con lớn nhất chỉ bằng ngón tay, song có loài dài gần mét, nặng đến 5kg.

    Tên chung của loài này là crayfish. Theo tài liệu của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, loài tôm này được nhập vào Nhật Bản và Trung Quốc từ những năm 1930. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh.

    Ở Nhật, loài tôm này sống nhiều trong các cống rãnh ô nhiễm giữa thành phố như loài chuột cống. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Hiện Trung Quốc là nơi sản xuất loài tôm này lớn nhất thế giới.
    [​IMG]

    Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Trần Nguyên Hùng – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này